Sáng nay 29.9, Phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Nam đã “kiểm đếm” bãi xe vi phạm tại Trạm CSGT Thăng Bình, sau 3 ngày ra quân xử lý các loại xe ba gác chở quá tải, quá khổ và hàng cồng kềnh trên Quốc lộ 1A.
Hơn 30 chiếc xe bị tạm giữ đã chiếm diện tích khá lớn tại Trạm CSGT Thăng Bình, tuy nhiên dọc theo Quốc lộ 1A từ Tam Kỳ ra Thăng Bình đã thấy “vắng bóng” hẳn các xe cồng kềnh so với trước đó.
tin liên quan
Bệnh viện Bạch Mai hướng dẫn sơ cứu tại chỗ sau các tai nạn tôn cứa cổSau các vụ nạn nhân tử vong vì tôn cứa cổ, chiều 26.9, tiến sĩ, bác sĩ Dương Đức Hùng, Trưởng đơn vị phẫu thuật tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai hướng dẫn các kỹ năng sơ cứu, cầm máu cho vết thương mạch máu.
Thượng tá Phan Thanh Hồng, Phó trưởng phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Nam cho biết đợt ra quân tuần tra, xử lý các loại 'xe thần chết' được khởi động từ 3 ngày qua, ngoài lực lượng CSGT còn có lực lượng Công an các huyện, thị xã, thành phố trên toàn tỉnh.
Địa bàn tập trung xử lý ngoài tuyến Quốc lộ 1A còn có các khu vực như Tam Kỳ, Núi Thành, Thăng Bình, Quế Sơn, Duy Xuyên.
“Chiến dịch” này được tập trung lực lượng sau khi xảy ra các vụ tai nạn thương tâm ở Hà Nội do “xe thần chết” gây ra đối với người đi đường. Riêng tại Quảng Nam, từ đầu năm 2016 các lực lượng CSGT đã chủ động nhắc nhở, tuyên tuyền đối với các chủ phương tiện sử dụng xe 3 bánh gắn máy, xe thô sơ chở hàng cồng kềnh.
“Từ đầu năm, Công an tỉnh đã chỉ đạo các lực lượng chức năng và công an các địa phương kiểm soát các phương tiện chở hàng cồng kềnh. Hiện tại chúng tôi đang lưu giữ hàng trăm biên bản của các chủ phương tiện cam kết không vi phạm. Tuy nhiên, với diễn biến vừa xảy ra tại Hà Nội, chúng tôi tiếp tục tham mưu để các địa phương, đơn vị tập trung tuần tra xử lý nghiêm”, thượng tá Phan Thanh Hồng nói.
tin liên quan
[VIDEO] CSGT khiêng tôn thép trên xe 'tử thần' ở Sài Gòn, không cho chở tiếpTất cả những người điều khiển xe chở tôn, thép bằng xe 3 - 4 bánh đều biết rằng chở như vậy là phạm luật. Nhưng thực tế họ vẫn 'chấp nhận' nhận những chuyến hàng 'hở trước lòi sau' như vậy để... kiếm cơm.
Với hàng chục xe vi phạm, bước đầu lực lượng CSGT xác định các lỗi cơ bản như: xe chở hàng vượt quá kích thước, hầu hết chủ phương tiện không có giấy phép lái xe hạng A3 theo quy định, không có chứng nhận đăng ký… Một số trường hợp có đăng ký (nhưng mã vùng ở Bình Dương, Đồng Nai…) cũng phải tiếp tục xác minh, làm rõ.
|
|
|
Tại hiện trường sáng nay 29.9, ông Ngô Văn Nhân (40 tuổi, trú xã Bình Trung, H.Thăng Bình) cho biết gia đình ông mua chiếc xe ba gác để chở thuê cho các chủ hàng tạp hóa, vật liệu xây dựng để kiếm sống và “không biết” mình vi phạm do chở quá tải. Ông Nhân cũng “đề đạt nguyện vọng” được tạo điều kiện cho cánh lái xe ba gác được đi học thi để lấy bằng A3.
Trong khi đó, qua theo dõi, riêng ở địa bàn TP.Tam Kỳ nhiều chủ xe ba gác, xe thô sơ chuyên chở vật liệu xây dựng cồng kềnh đã tạm ngừng lưu hành vì sợ phạt nặng.
“Chúng tôi sẽ làm liên tục và quyết liệt, cho đến khi các loại xe vi phạm này “vắng bóng” hẳn mới thôi và hy vọng sẽ tạo được chuyển biến tích cực”, thượng tá Phan Thanh Hồng nhấn mạnh.
Bình luận (0)