Tờ Nikkei Asian Review ngày 27.8 cho biết ở tuổi 70, khi hầu hết những người cùng trang lứa đã nghỉ hưu được vài năm, ông Fukui, một cựu lãnh đạo công ty chứng khoán, bắt đầu công việc mới với tư cách là thư ký ở công ty môi giới kinh doanh xổ số Tokyo Takara Shokai.
Công việc này kéo dài thêm 31 năm và mỗi ngày ông Fukui đi tàu lửa khoảng một tiếng đồng hồ để đến nơi làm ở trung tâm Tokyo cho đến khi ông về hưu ở độ tuổi 101 cách đây ba năm. Với độ tuổi cao như vậy, ông nghiễm nhiên trở thành một người làm công ăn lương nổi tiếng nhất ở Nhật.
tin liên quan
Người đàn ông lãng mạn nhất nước NhậtToshiyuki Kuroki, 86 tuổi, có lẽ là người đàn ông lớn tuổi lãng mạn nhất nước Nhật khi cố làm cho vợ ông, cụ bà 79 tuổi, hạnh phúc bằng việc dành 10 năm để phủ cả khu đất rộng lớn xung quanh nhà đầy hoa.
Fukui cho biết ông làm việc chủ yếu là vì thỏa được khát khao lao động đã thành bản năng ăn sâu trong người, chứ không phải là vì tiền.
“Những gì chúng ta đạt được hoặc liệu chúng ta được thăng chức hay không không phải là vấn đề quan trọng. Tôi làm việc vì đó là bản năng của tôi”, ông chia sẻ.
Công việc cuối cùng của ông trong 30 năm không thú vị như những công việc trước đây vì nó liên quan đến việc kiểm kê tiền bạc và vé số. Tuy nhiên, ông vẫn thấy thích thú công việc này. Ông nói: “Tôi thỉnh thoảng leo cầu thang bộ để đến văn phòng làm việc, mang theo một vali chứa hàng chục ngàn tấm vé số nhưng tôi thậm chí còn đi nhanh hơn cả những đồng nghiệp trẻ tuổi”.
Ông cho biết ông đã làm việc cho công ty của Tamazo Mochizuki, một người bạn thân của ông từ thời đại học. Ban đầu. công ty này có tên gọi Mochizuki Securities và sau này được đổi tên thành Tokyo Takara Shokai khi chuyển đổi ngành nghề kinh doanh.
Ông dự định làm đến việc đến 96 tuổi thì nghỉ hưu nhưng bà quả phụ của Mochizuki đã năn nỉ con gái của Fukui thuyết phục ông tiếp tục làm việc. Fukui đã từ bỏ kế hoạch nghỉ hưu và tiếp tục đi làm bằng tàu lửa. Ông vẫn làm việc thậm chí sau khi vợ ông qua đời vào năm 2009.
Ông đã viết một cuốn sách về cuộc đời mình với nhan đề: “Ở độ tuổi 100: Con người luôn được cần đến”. Sách được phát hành ở Nhật và đã được chuyển ngữ và bán ở Indonesia, Hàn Quốc và lãnh thổ Đài Loan.
Tấm gương lao động của ông có thể trở nên phổ biến hơn trong thời gian tới khi dân số Nhật ngày mỗi già đi. Hiện nay, có rất người già quay trở lại công việc sau khi nghỉ hưu.
Theo một nghiên cứu vào năm 2015 của Bộ Lao động Nhật, 82% công ty Nhật tái sử dụng nhân viên sau khi họ về hưu. Hiện nay, nhân viên có độ tuổi trên 65 đã đạt con số 6,81 triệu người ở xứ sở hoa anh đào.
Bình luận (0)