Cuộc chiến đất hiếm: Vì sao Trung Quốc chiếm ưu thế?

Cuộc chiến đất hiếm: Vì sao Trung Quốc chiếm ưu thế?

22/09/2023 15:00 GMT+7

Đất hiếm có thể là chìa khóa để chuyển sang năng lượng xanh. Đá từ các mỏ này được biến thành các yếu tố cơ bản để sản xuất nam châm được sử dụng trong mọi thứ, từ iPhone đến xe Tesla. Và Bắc Kinh hiện đang chi phối đất hiếm.

Hồi tháng 7, Trung Quốc đã áp đặt các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đối với các khoáng sản gali và gecmani. Động thái này làm dấy lên lo ngại Bắc Kinh có thể ngăn xuất khẩu đất hiếm trong thời gian tới.

Vậy điều gì sẽ xảy ra sau đó?

Theo các chuyên gia, Trung Quốc đã kiểm soát được nhóm 17 kim loại chính cần thiết cho quá trình chuyển đổi năng lượng sạch.

Hơn thế nữa, Bắc Kinh kiểm soát gần 90% công suất tinh chế đất hiếm toàn cầu, theo Cơ quan năng lượng Quốc tế.

Cuộc chiến đất hiếm cho năng lượng sạch - Ảnh 1.

Một mỏ đất hiếm ở Mountain Pass, California, Mỹ

REUTERS

Hai công ty đất hiếm lớn nhất thế giới bên ngoài Trung Quốc đang gặp khó khăn trong việc cạnh tranh.

Theo các nguồn tin, công ty Lynas của Úc có kế hoạch xây dựng một nhà máy tinh chế ở Mỹ với một đối tác có trụ sở tại Texas, nhưng không thành công.

Công ty MP có trụ sở tại Mỹ đã đặt mục tiêu tự tinh chế kim loại đất hiếm của mình vào năm 2020, nhưng đại dịch Covid lại ập đến.

Nếu các dự án tiếp tục gặp khó khăn, và nếu không có sự tham gia của Bắc Kinh, một số nền kinh tế có thể không đạt được mục tiêu cắt giảm lượng khí thải carbon ròng xuống mức 0 vào năm 2050.

Các nhà phân tích cho rằng cần có những cải tiến then chốt để phá vỡ sự thống trị của Trung Quốc trong lĩnh vực này mà không làm giảm chất lượng môi trường.

Hồi tháng 5, Tesla đã công bố kế hoạch sản xuất nam châm EV mà không cần đất hiếm, và đề cập rủi ro về môi trường và sức khỏe trong quy trình hiện tại.

Một số công ty khác đang nghiên cứu các phương pháp mới để xử lý đất hiếm.

Tuy nhiên, các giải pháp sạch hơn vẫn còn nhiều năm nữa mới được triển khai.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.