Cuộc sống sẽ thế nào nếu Covid-19 không còn là đại dịch?

16/12/2021 00:05 GMT+7

Đại dịch covid-19/" title="Covid-19" target="_blank" rel="noopener noreferrer">Covid-19 sẽ kết thúc trong tương lai. Khi đó, Covid-19 sẽ không biến mất mà trở thành bệnh đặc hữu, tức căn bệnh có mức độ nghiêm trọng tương đối thấp và xuất hiện thường xuyên ở nhiều nơi trên thế giới.

Rất nhiều chuyên gia y tế hàng đầu thế giới tin rằng Covid-19 sẽ không bao giờ biến mất hoàn toàn. “Rất khó có chuyện chúng ta có thể loại bỏ hoàn toàn Covid-19”, CNBC dẫn lời tiến sĩ Timothy Brewer, Giáo sư dịch tễ học tại Trường Y tế Công cộng UCLA Fielding (Mỹ).

Khi đã trở thành bệnh đặc hữu thì Covid-19 sẽ không còn là mối bận tâm quá lớn khi đưa ra các quyết định hằng ngày như đi làm, đi chơi hay tập luyện thể thao

SHUTTERSTOCK

Khi đó, cuộc sống chúng ta sẽ chuyển đổi từ việc xem Covid-19 là đại dịch sang sống chung với nó và chỉ coi SARS-CoV-2 là virus đặc hữu. Tất nhiên, sự chuyển đổi này cần quá trình và sẽ không diễn ra chỉ trong vài ngày.

Covid-19 sáng 16.12: Cả nước 1.459.175 ca nhiễm | Hà Nội lại “phá kỷ lục” dịch bệnh

Làm gì để Covid-19 thành bệnh đặc hữu?

Điều đầu tiên để đại dịch kết thúc là mọi người phải tiêm đủ vắc xin. Tiêm chủng sẽ giúp giảm số ca mắc bệnh nặng, nhập viện và tử vong. Đây là dấu hiệu của quá trình chuyển đổi, giúp đưa Covid-19 từ đại dịch sang bệnh đặc hữu, chuyên gia dịch tễ học Aubree Gordon tại Trường Y tế công cộng thuộc Đại học Michigan (Mỹ), giải thích.

Một trong những ví dụ dễ tìm nhất về bệnh đặc hữu là cúm. Bệnh cúm liên tục xuất hiện xung quanh chúng ta. Số ca mắc tăng và giảm tùy theo từng mùa trong năm. Mọi người tiêm vắc xin cúm để duy trì mức kháng thể tốt qua nhiều năm.

Cũng giống như hầu hết các bệnh viêm đường hô hấp khác do virus gây ra, Covid-19 sẽ lây lan nhiều hơn trong những tháng thời tiết lạnh và ít hơn trong những tháng nóng bức. Mức độ nặng của bệnh có thể cũng sẽ giảm.

Cuộc sống sẽ thay đổi sau Covid-19

Chúng ta có thể không còn phải thực hiện các biện pháp giãn cách và phong tỏa để cố gắng loại bỏ hoàn toàn virus khỏi cộng đồng. Thay vào đó, mọi người nên thực hiện các thói quen cần thiết để giảm thiểu các hại sức khỏe và kinh tế càng nhiều càng tốt, tiến sĩ Brewer giải thích.

Lúc đó, Covid-19 sẽ không còn là mối bận tâm quá lớn khi đưa ra các quyết định hằng ngày. Nói cách khác, căn bệnh này sẽ không còn là yếu tố chính tác động đến quyết định liệu có đến văn phòng làm việc, có nên đi xem trận bóng hay vào rạp chiếu phim hay không.

Sống chung với Covid-19: thực tế từ 5 quốc gia

Trong một số thời điểm trong năm, chẳng hạn như vào những tháng thời tiết lạnh, mọi người vẫn thực hiện những biện pháp phòng ngừa quen thuộc như hiện nay. Những biện pháp đó là đeo khẩu trang tại nơi công cộng hay trong không gian kín, rửa tay thường xuyên và ở nhà khi bị nhiễm bệnh để tránh lây cho người khác.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng tin rằng những mũi tiêm vắc xin tăng cường sẽ được duy trì để chống lại các biến thể Covid-19 mới. Những mũi vắc xin này tương tự như tiêm vắc xin cúm hằng năm mà hiện giờ chúng ta vẫn đang sử dụng, theo CNBC.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.