Cuộc sống vất vả của giáo viên 'cắm bản' Pờ Chừ Lủng

03/09/2018 14:18 GMT+7

Cuộc sống khó khăn, thiếu thốn, vất vả của những giáo viên 'cắm bản' Pờ Chừ Lủng, trên đỉnh núi đá cao gần 2.000m, nóc nhà cao nguyên đá Đồng Văn, không khiến những thầy cô giáo chùng lòng.

Bản Pờ Chừ Lủng (Ngam La, Yên Minh, Hà Giang) có 53 hộ/320 nhân khẩu phân tán trên địa hình rộng ở 3 tổ dân cư. Do địa hình đặc biệt núi đá vùng cao, đi lại đặc biệt khó khăn nên điểm trường chia ra 2 nơi: Tổ 1 có 1 lớp học gồm 10 HS lớp 1 do thầy giáo Lù A Quyết phụ trách.
Tổ 2 nằm cách tổ 1 hơn 2 tiếng đồng hồ đi bộ, có điểm trường liên cấp gồm 1 lớp tiểu học 17 HS lớp 1-2 do thầy Hò Văn Lợi phụ trách và 1 lớp mầm non gồm 56 học sinh do 2 cô giáo Hoàng Thị Luy và Hoàng Thị Răng phụ trách. 
2 cô giáo Hoàng Thị Răng (trái) và Hoàng Thị Luy nghỉ dọc đường chống gậy leo bộ hơn 4 tiếng đồng hồ từ chân núi lên điểm trường nằm ở tổ 2 Mai Thanh Hải
Phải "cắm bản" cả tuần do địa hình vất vả; di chuyển bằng cách cuốc bộ trên đường mòn qua núi đá, rừng già; nước ngọt thiếu nghiêm trọng; bản không có sóng điện thoại; mọi đồ dùng sinh hoạt, nhu yếu phẩm, lương thực - thực phẩm đều phải gùi cõng từ trung tâm xã lên núi... nên cuộc sống, sinh hoạt thường ngày của các giáo viên cực kỳ vất vả, gian khổ.
Tuy vậy, những khó khăn ấy không khiến các thầy cô giáo chùng lòng.
Một số hình ảnh do PV Báo Thanh Niên ghi nhận. 
Điểm trường liên cấp ở tổ 2 bản Pờ Chừ Lủng. Bên phải là lớp mầm non, phía dưới là lớp tiểu học và phòng ở giáo viên Mai Thanh Hải
Học sinh lớp 1-2 học trong phòng học tạm bợ Mai Thanh Hải
Những gói cơm trên bàn là của các thầy cô giáo điểm chính lên điểm trường kiểm tra, mang đi ăn đường và tặng các em, do thấy ăn mèn mén (bột ngô) Mai Thanh Hải
Điểm trường có duy nhất 1 chiếc đu quay cho học sinh mầm non thay nhau chơi, dưới sự giám sát của người lớn Mai Thanh Hải
Đến bữa ăn trưa của học sinh ở xa, thầy cô giáo phải san sẻ phần cơm của mình, đổi lấy mèn mén của học sinh Mai Thanh Hải
Trong bếp nấu ăn, các thầy cô chặt cây rừng về ghép thành bàn và phủ bạt ni lông lên trên. Ghế ăn tận dụng ghế học mầm non. Mỗi ngày chỉ nấu 2 bữa trưa và tối và 7 ngày mới rửa bát, xoong nồi 1 lần Mai Thanh Hải
Do địa bàn không có mạch nước ngầm, không suối và ao hồ chứa nước nên nước ngọt chỉ có cách trữ duy nhất trong téc. Téc nước là tài sản quý nhất của các giáo viên nơi đây Mai Thanh Hải
Đồ ăn của giáo viên lúc nào cũng có ớt khô để chống lạnh và nhất là dễ mang lên, dễ dự trữ Mai Thanh Hải
Cái gọi là "phòng tắm", nhưng rất hiếm khi được sử dụng bởi phải tiết kiệm nước ngọt Mai Thanh Hải
Phòng ngủ của 2 cô giáo mầm non Mai Thanh Hải
Cô giáo Hoàng Thị Luy trên đường leo núi lên các gia đình vận động phụ huynh đưa con em đến trường Mai Thanh Hải
Lớp tiểu học chỉ có học sinh lớp 1 đặt tại tổ 1 của bản Mai Thanh Hải
Thầy Lù A Quyết, 49 tuổi là giáo viên phụ trách lớp. Khác với điểm liên cấp ở tổ 2, thầy Quyết chỉ có 1 mình và cắm bản cũng cả tuần. Khi chúng tôi từ tổ 2 đi bộ sang tổ 1, thầy Quyết rất bất ngờ, phải đi lên nhà dân xin mèn mén cho chúng tôi ăn, bởi cơm nấu cho 1 mình thầy, không đủ ăn Mai Thanh Hải
Công cụ giải trí - nhận biết thế giới bên ngoài, duy nhất và hữu dụng nhất của thầy Quyết: Chiếc đài thu thanh chạy pin Mai Thanh Hải
Bếp nấu, nơi đựng đồ ăn - dự trữ lương thực thực phẩm và thùng nhựa dự trữ nước ngọt của thầy Quyết Mai Thanh Hải
Ngoài việc dạy học, các thầy cô giáo còn đảm nhiệm nhiều việc khác do chính quyền xã nhờ. Trong hình: Cô giáo Luy và thầy Lợi tập trung sổ hộ khẩu của các hộ dân, mang xuống UBND xã để làm chế độ Mai Thanh Hải
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.