Cùng bị xét xử về tội danh này còn có các bị cáo Nguyễn Việt Hùng, cựu Phó cục trưởng Cục Quản lý dược (Cục QLD, Bộ Y tế); Lê Đình Thanh, cựu công chức Cục Hải quan TP.HCM.
Các bị cáo Võ Mạnh Cường, cựu Giám đốc Công ty TNHH thương mại hàng hải quốc tế H&C (Công ty H&C); Phạm Quỳnh Trang, cựu nhân viên Công ty H&C; Phạm Anh Kiệt, cựu Tổng giám đốc Công ty dược Sài Gòn; và 6 lãnh đạo, cán bộ Công ty CP VN Pharma (VN Pharma), gồm: Nguyễn Minh Hùng, cựu Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc; 2 cựu Phó giám đốc Nguyễn Trí Nhật và Ngô Anh Quốc; 3 cựu cán bộ Phan Cẩm Loan, Lê Thị Vũ Phương và Nguyễn Thị Quyết, cùng bị xét xử về tội “buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh”.
Hai bị cáo Phạm Hồng Châu, cựu Trưởng phòng thuộc Cục QLD; Nguyễn Thị Thu Thủy, cựu Phó phòng Quản lý giá thuốc (Cục QLD), bị xét xử về tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Cơ quan tố tụng xác định ông Trương Quốc Cường cùng 13 bị cáo nêu trên liên quan vụ án buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh xảy ra tại VN Pharma. Các bị cáo đã nâng giá hơn gấp đôi để nhập 838.100 hộp tân dược giả, gắn nhãn mác Health 2000 Canada, từ 1,2 triệu USD lên hơn 2,57 triệu USD (khoảng 54 tỉ đồng). Trong số này, 623.819 hộp được VN Pharma bán cho các doanh nghiệp, bệnh viện, nhà thuốc, thu lợi bất chính hơn 31,5 tỉ đồng.
Viện KSND tối cao xác định ông Cường với vai trò là Cục trưởng Cục QLD, Phó chủ tịch thường trực Hội đồng xét duyệt thuốc (Bộ Y tế), đã đồng ý xét duyệt cấp số đăng ký thuốc trong khi hồ sơ không đủ điều kiện cấp, dẫn đến hậu quả 6/7 loại thuốc giả nhãn mác Health 2000 Canada được nhập khẩu và tiêu thụ tại Việt Nam.
Ông Cường còn bị cáo buộc đã không chỉ đạo đình chỉ lưu hành, thu hồi, tiêu hủy thuốc mặc dù đã nhận được thông tin về thuốc Health 2000 Canada là không rõ nguồn gốc xuất xứ. Hành vi này dẫn đến việc các cơ sở y tế trong nước vẫn sử dụng các loại thuốc giả nhãn mác Health 2000 Canada để điều trị cho người bệnh.
Bình luận (0)