Đá Lớn đã lớn

25/05/2018 11:07 GMT+7

Đảo Đá Lớn thuộc xã đảo Sinh Tồn (H.Trường Sa, Khánh Hòa) nằm trên bãi đá ngầm của nền san hô ngập nước. Nhìn từ xa, hòn đảo Đá Lớn như những ngọn hải đăng lung linh huyền diệu giữa biển nước bao la Trường Sa.

Đảo Đá Lớn thuộc xã đảo Sinh Tồn (huyện Trường Sa, Khánh Hòa) nằm trên bãi đá ngầm của nền san hô ngập nước, cách bán đảo Cam Ranh 286 hải lý, cách đảo Nam Yết về phía Đông Đông Bắc khoảng 32 hải lý, cách đảo Sinh Tồn về phía Đông Nam khoảng 30 hải lý.
Hồ bên trong bãi ngầm Đá Lớn Ảnh: Mai Thanh Hải
Bãi Đá Lớn nằm chạy dài theo hướng Bắc - Nam, chiều dài nhất của bãi khoảng 15km và chiều rộng trung bình 2km, diện tích ước chừng khoảng 28,5 km2. Thềm san hô của đảo khép kín, ở bên trong bãi có 1 hồ, lòng hồ có chiều dài khoảng 10km, chiều rộng khoảng 1km. Khi thủy triều lên cao toàn bãi ngập nước, khi thủy triều xuống còn 0,5m trên bãi có nhiều đá mồ côi nhô lên khỏi mặt nước. Nhìn từ xa, đảo Đá Lớn như những ngọn hải đăng lung linh huyền diệu giữa biển nước bao la Trường Sa.
Chiến sĩ tín hiệu hướng dẫn xuồng vào đảo Đá Lớn A Ảnh: Mai Thanh Hải
Lịch sử lữ đoàn 146, Vùng 4 hải quân ghi rõ: Ngày 27.1.1988, tàu HQ-611 và tàu HQ-712 do đại tá Phạm Công Phán (lữ đoàn trưởng 146) làm biên đội trưởng và trung tá Nguyễn Văn Dân (phó tham mưu trưởng Vùng 4) làm biên đội phó chỉ huy 1 đại đội công binh và 2 khung bảo vệ đảo đi làm nhiệm vụ đóng giữ các đảo Đá Lớn, Đá Lát, Chũ Thập, Châu Viên.
Đến đảo Trường Sa Đông thì tàu HQ-611 bị sự cố hỏng máy, phải dừng lại để khắc phục. Đêm ngày 30.1.1988, biên đội 2 tàu tiếp tục hành trình đến đóng giữ đảo Chũ Thập. Sáng 31.1.1988, khi 2 tàu cách Chữ Thập khoảng 5 hải lý thì phát hiện 4 tàu chiến của hải quân Trung Quốc (trong đó có 2 tàu hộ vệ tên lửa 502, 503) lao ra cắt mũi, ngăn cản không cho tiếp cận đảo, buộc 2 tàu phải quay về đảo Trường Sa Đông. Trong lúc tàu HQ-611 đang sửa chữa tại Trường Sa Đông, trung tá Nguyễn Văn Dân nhận chuyển sang đi cùng tàu HQ-07 để thực hiện nhiệm vụ đóng giữ Đá Lớn.
Hồ Đá Lớn là nơi nhiều tàu thuyền vào neo đậu Ảnh: Mai Thanh Hải
Ngày 6.2.1988, bộ đội ta đổ bộ lên đảo Đá Lớn. Ngày 15.2.1988, tàu HQ-614 được lệnh ủi bãi cạn phía Tây Nam đảo. Sau nhiều nỗ lực, vượt qua sự truy cản của các tàu khu trục và tàu hộ vệ tên lửa của Trung Quốc, ngày 20.2.1988 tàu LCU-556 (một tàu đổ bộ loại nhỏ) đã vào được phía nam đảo Đá Lớn. Đến ngày 1.3.1988, pông tông Đ02 được kéo vào phía Bắc đảo Đá Lớn. Ngày 13.3.1988, hoàn thành xây dựng nhà cấp 3 cho đảo. Cán bộ chiến sĩ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ đảo.
Điểm B đảo Đá Lớn cách điểm A khoảng 2 hải lý Ảnh: Mai Thanh Hải
Cán bộ và chiến sĩ hải quân lữ đoàn 146 đóng chốt ở Đá Lớn với thế chân kiềng vững chãi. Đây là địa điểm vững vàng đối phó với âm mưu chiếm đóng xen kẽ của Trung Quốc thực hiện vào năm 1988.
Hiện nay, đời sống chiến sĩ đảo Đá Lớn từng bước được cải thiện, đặc biệt là hệ thống năng lượng gió, năng lượng mặt trời được đưa vào sử dụng góp phần nâng cao đời sống sinh hoạt, học tập công tác trên đảo. Đá Lớn cũng là nơi trú ngụ của các tàu thuyền đánh bắt thủy sản xa bờ.
Một số hình ảnh về đảo Đá Lớn A được PV Thanh Niên ghi nhận:
Sân chào cờ trên điểm A Đá Lớn Ảnh: Mai Thanh Hải
Cán bộ chiến sĩ nhận thực phẩm từ đất liền chuyển ra Ảnh: Mai Thanh Hải
Doanh trại trên đảo Ảnh: Mai Thanh Hải
Chiến sĩ Lê Quốc Bảo vui đùa với đàn chó trên đảo Ảnh: Mai Thanh Hải
Một chú chó quấn quýt bên chiến sĩ Ảnh: Mai Thanh Hải
Một góc Đá Lớn Ảnh: Mai Thanh Hải
Các chú chó quấn quýt quanh bộ đội đảo Ảnh: Mai Thanh Hải
Bia chủ quyền trên đảo Ảnh: Mai Thanh Hải
Bộ đội đảo chuẩn bị bữa ăn Ảnh: Mai Thanh Hải
Thường xuyên quan sát trực canh bảo vệ đảo Ảnh: Mai Thanh Hải
Xuồng CQ của đảo làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát trên vùng biển Ảnh: Mai Thanh Hải
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.