(Tin Nóng) Đặc nhiệm SEAL của Hải quân Mỹ sắp được trang bị loại tàu lặn mini giúp họ từ dưới nước áp sát mục tiêu của đối phương một cách bất ngờ, bên cạnh việc dùng ca nô hay đáp trực thăng như hiện tại.
Loại tàu lặn DCS của Lockheed Martin sẽ chế tạo cho đặc nhiệm Mỹ - LM
|
Bộ Tư lệnh các chiến dịch đặc biệt Mỹ vừa ký hợp đồng với tập đoàn Lockheed Martin; theo đó Lockheed Martin sẽ phát triển ít nhất 3 tàu lặn mini gọi là tàu lặn phục vụ các chiến binh không bị thấm nước (Dry Combat Submersible- DCS) trong vòng 5 năm, trị giá 166 triệu USD/chiếc, theo Business Insider ngày 27.7.
Loại tàu lặn này nặng khoảng 30 tấn, dùng chở các chiến binh (tối đa 6 người, không tính nhân viên lái tàu) của các đội đặc nhiệm như SEAL từ dưới lòng biển áp sát các khu vực hoạt động. Các chiến binh này chỉ việc ngồi trong tàu lặn để đến nơi mà không nhất thiết phải mặc đồ lặn, dùng bình ô xy.
Hiện Lockheed Martin đang phát triển loại tàu lặn mini SDV, gồm 2 loại S301i đang hoạt động và S302 có thể chỉnh sửa theo yêu cầu khách hàng. Hai loại tàu lặn này dài 7,25 - 9,3 m, nặng 13 tấn, chở 6 lính và 2 người lái, lặn sâu 100 m, tốc độ 5,5 - 14 km/giờ, thả lính ra và nhận vào ở độ sâu tối đa 30 m. Tầm hoạt động của loại tàu lặn này từ 80 – 100 km.
Phác thảo loại tàu lặn DCS của Lockheed Martin sẽ chế tạo cho đặc nhiệm Mỹ - LM
|
Đặc nhiệm SEAL sử dụng tàu lặn mini loại DVT2 từ tàu ngầm mẹ USS Philadelphia - Ảnh: Hải quân Mỹ |
Còn loại sẽ phát triển cho đặc nhiệm Mỹ sẽ hoạt động ở độ sâu hơn và có kích thước tương đối lớn hơn SDV.
Loại SDV bất tiện là người sử dụng phải mang bình lặn để ra – vào tàu, còn DCS sẽ chở binh lính tới nơi và trồi lên, giúp binh lính chỉ cần trang phục như hiện tại (khô ráo, trên bộ) mà không phải dùng quần áo lặn và máy thở. Trong DCS trang bị thiết bị liên lạc dưới nước và vô tuyến điện UHF liên lạc với sở chỉ huy chiến dịch.
Trước đây có nhiều loại tàu lặn chiến đấu mini được giới thiệu, nhưng còn gây tiếng động lớn khi hoạt động, hay cháy nổ và nguồn năng lượng thì hạn chế.
Bình luận (0)