Đại dương tồn tại trên mặt trăng của sao Mộc

13/03/2015 15:04 GMT+7

(TNO) Mặt trăng Ganymede của sao Mộc tồn tại một đại dương bên dưới lớp băng của nó, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) xác nhận. Đại dương này ước tính sâu đến hàng trăm km.

(TNO) Mặt trăng Ganymede của sao Mộc tồn tại một đại dương bên dưới lớp băng của nó, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) xác nhận. Đại dương này ước tính sâu đến hàng trăm km, theo Reuters.

Sao Mộc với mặt trăng Ganymede bên dưới - Ảnh: Reuters
Một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy tồn tại đại dương ở Ganymede được phát hiện trong nhiệm vụ thám hiểm sao Mộc và các mặt trăng của hành tinh này trong gian đoạn từ năm 1995 đến 2003, Reuters đưa tin ngày 12.3.
Cũng giống Trái đất, mặt trăng Ganymede của sao Mộc có lõi kim loại làm phát sinh từ trường và từ trường của Ganymede gắn chặt với từ trường của sao Mộc. Khi sao Mộc xoay làm thay đổi từ trường, tác động lên mặt trăng Ganymede và tạo ra hiện tượng cực quang.
Các nhà khoa học NASA đã sử dụng kính viễn vọng không gian Hubble để quan sát hiện tượng cực quang của Ganymede và phân tích ảnh hưởng từ trường của sao Mộc. Những hình ảnh của Hubble đã cung cấp bằng chứng giúp các nhà khoa học xác định có nước trên mặt trăng lớn nhất sao Mộc.
Đại dương của Ganymede ước tính sâu khoảng 100 km, sâu hơn 10 lần so với đại dương trên Trái đất và nằm bên dưới lớp băng dày khoảng 150 km.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.