Đại hội cổ đông TPBank - Nhiều mục tiêu tham vọng

11/05/2015 08:00 GMT+7

Từ một ngân hàng trẻ, sau 3 năm tái cơ cấu, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) đã mang một diện mạo mới: lợi nhuận tăng, nợ xấu giảm rõ rệt. Trong mùa đại hội cổ đông 2015, TPBank là một trong số ít những ngân hàng thương mại đã khẳng định được những bước đi vững vàng và hướng tới tham vọng lọt vào nhóm ngân hàng hàng đầu.

Từ một ngân hàng trẻ, sau 3 năm tái cơ cấu, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) đã mang một diện mạo mới: lợi nhuận tăng, nợ xấu giảm rõ rệt. Trong mùa đại hội cổ đông 2015, TPBank là một trong số ít những ngân hàng thương mại đã khẳng định được những bước đi vững vàng và hướng tới tham vọng lọt vào nhóm ngân hàng hàng đầu.

Đến cuối năm 2014, tổng tài sản của TPBank đã vượt qua mốc 51.000 tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt kết quả ngoạn mục 536 tỉ đồng, tăng trưởng 140% so với 2013
Đến cuối năm 2014, tổng tài sản của TPBank đã vượt qua mốc 51.000 tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt kết quả ngoạn mục 536 tỉ đồng, tăng trưởng 140% so với 2013 - Ảnh: TPBank
Liên tục vượt mục tiêu
Báo cáo trước Đại hội đồng cổ đông thường niên diễn ra cuối tháng 4 vừa qua cho thấy, đến cuối năm 2014, tổng tài sản của TPBank đã vượt qua mốc 51.000 tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt kết quả ngoạn mục 536 tỉ đồng, tăng trưởng 140% so với 2013, bằng 122% kế hoạch năm. Các chỉ số khác đều tăng trưởng cao so với 2013 như: Tổng huy động vốn 2014 đạt gần 47.000 tỉ đồng, trong đó huy động vốn từ khách hàng đạt hơn 21.000 tỉ đồng (tăng 51% so với 2013); Tổng dư nợ (bao gồm cả trái phiếu doanh nghiệp) là 24.900 tỉ đồng, tăng 52% so với năm trước.
Cơ sở khách hàng tăng trưởng gấp 2,15 lần so với năm 2013, đạt 500.000 khách hàng (đến thời điểm đại hội cổ đông là gần 700.000). Trong khi vào thời điểm cuối năm 2012, khi chưa tái cơ cấu, số lượng khách hàng của TPBank mới vỏn vẹn hơn 22.000 khách hàng.
Trước đó, TPBank cũng đã đi tiên phong trong việc công bố kết quả kinh doanh quý 1/2015 với các chỉ tiêu tăng trưởng vượt kế hoạch năm như: lợi nhuận lũy kế đến ngày 31.3.2015 đạt 134 tỉ, vượt chỉ tiêu kế hoạch và tăng 12% so với cùng kỳ năm 2014. Huy động vốn tăng gần 11% so với cuối năm 2014 và tăng 64% so với cùng kỳ.
Có được các kết quả này, theo ông Nguyễn Hưng, Tổng giám đốc TPBank, là do kể từ sau khi tái cơ cấu, đặc biệt là trong năm 2014, TPBank đã nỗ lực đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng lành mạnh cùng với việc quản lý chất lượng tín dụng tốt, đồng thời duy trì và quản lý cơ cấu tài sản nợ - tài sản có một cách hợp lý và tối ưu. Bên cạnh đó, các hoạt động dịch vụ, thẻ, kinh doanh nguồn vốn và ngoại hối... của ngân hàng đều mang lại hiệu quả cao.
Về xử lý nợ xấu, ông Hưng cho biết: “Ngân hàng đã chủ động xử lý và thu hồi các khoản nợ cũ và không để phát sinh các khoản nợ xấu mới”. Tại báo cáo kết quả kinh doanh quý 1/2015, chất lượng tín dụng được kiểm soát tốt, xử lý và thu hồi được nhiều khoản nợ cũ và không để phát sinh nợ mới nên tỷ lệ nợ xấu của TPBank chỉ còn 0,99%, thấp hơn rất nhiều so với mức 3% cho phép theo quy định.
Đánh giá về kết quả kinh doanh năm 2014 của TPBank, một chuyên gia ngân hàng nhận xét đây là kết quả khả quan và ngân hàng này đã hoàn toàn “lột xác” sau tái cơ cấu.
Tham vọng bứt phá
Căn cứ vào mức tăng trưởng năm 2014, độ ổn định về nguồn vốn và hoạt động kinh doanh, TPBank đã đặt các mục tiêu khá tham vọng cho năm 2015 như: tổng tài sản đạt trên 70.000 tỉ đồng, tăng 136% so với 2014, huy động vốn hơn 59.200 tỉ đồng, tăng 126% so với 2014, dư nợ tín dụng đạt 40.400 tỉ đồng tăng 170% so với 2014. Lợi nhuận trước thuế là 620 tỉ đồng, tăng 115% so với 2014. TPBank cũng đặt kế hoạch duy trì tốt chất lượng tín dụng, đồng thời kiểm soát nợ xấu ở mức dưới 2%/tổng dư nợ.
Đánh giá về cơ hội thị trường, ông Nguyễn Hưng cho rằng: Sẽ có sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt trên thị trường, chỉ các ngân hàng có sản phẩm tốt, chính sách giá hợp lý, dịch vụ chuyên nghiệp thì mới có khả năng cạnh tranh. Đối với TPBank, chúng tôi xác định đối tượng khách hàng cá nhân sẽ là mục tiêu chiến lược ưu tiên, trong đó chú trọng đến các sản phẩm vay có thế chấp nhà ở và xe hơi, cho vay tiêu dùng và thẻ, đồng thời đẩy mạnh việc cung cấp dịch vụ và bán sản phẩm qua kênh điện tử vốn là thế mạnh của ngân hàng. Đối với mảng khách hàng doanh nghiệp, TPBank sẽ tập trung vào các khách hàng lớn, khách hàng SME (khách hàng vừa và nhỏ), ưu tiên các ngành sản xuất, các ngành thuộc lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp - nông thôn, công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ, bên cạnh việc duy trì và phát triển việc tài trợ cho các ngành khác mà TPBank có thế mạnh và có truyền thống, kinh nghiệm.
Tin rằng, với những bước đi vững vàng, ổn định, ở tuổi lên 8, TPBank sẽ sớm đạt được các mục tiêu tham vọng và làm nên kỳ tích trên thị trường tài chính ngân hàng VN ở tương lai rất gần.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.