Đài Loan phản đối tiêm kích Trung Quốc ‘khiêu khích’

01/04/2019 09:25 GMT+7

Việc tiêm kích Trung Quốc vượt qua ranh giới trên eo biển Đài Loan là điều vô cùng hiếm thấy.

Tờ South China Morning Post ngày 1.4 dẫn nguồn từ Cơ quan phòng vệ Đài Loan chỉ trích việc Trung Quốc điều các tiêm kích vượt qua đường gian rới tại eo biển Đài Loan vào ngày 31.3.
“Vào lúc 11 giờ ngày 31.3, 2 chiếc J-11 của PLAAF (Không quân Giải phóng quân nhân nhân Trung Quốc) vi phạm thỏa thuận ngầm từ lâu khi vượt qua đường trung tuyến tại eo biển Đài Loan. Đó là hành động cố ý, khinh suất và khiêu khích. Chúng tôi đã thông báo với các đối tác trong khu vực và lên án Trung Quốc về hành động đó”, cơ quan này viết trên Twitter.
Trung Quốc thường điều các tiêm kích và tàu chiến đến gần Đài Loan trong những năm gần đây. Tuy nhiên, theo SCMP, việc vượt qua đường trung tuyến là điều vô cùng hiếm thấy.
Truyền thông Đài Loan đưa tin lần gần đây nhất tiêm kích Trung Quốc vượt ranh giới này là vào năm 2011. Khi đó, hai bên đều xác nhận đây là hành động không cố ý khi Trung Quốc điều 2 tiêm kích đáp trả việc Mỹ đưa một máy bay do thám đến gần đó.
Sau sự việc ngày 31.3, người phát ngôn của chính quyền Đài Loan Alex Huang chỉ trích đó là hành động “khiêu khích và phương hại đến hiện trạng xuyên eo biển”.
Trước đó vào ngày 2.1, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố Bắc Kinh sẽ không từ bỏ khả năng dùng vũ lực để hợp nhất Đài Loan, và đến cuối cùng sẽ đạt được mục tiêu đó.
Trong bài phát biểu nhân 40 năm gửi thông điệp đến Đài Bắc kể từ năm 1979, trong đó Bắc Kinh kêu gọi hợp nhất và chấm dứt đối đầu quân sự, ông Tập nhấn mạnh sự hợp nhất theo cách tiếp cận “một quốc gia, hai chế độ” sẽ “đảm bảo các lợi ích và hạnh phúc cho các anh em Đài Loan”.
[VIDEO] Chủ tịch Tập Cận Bình: Đài Loan độc lập sẽ là "thảm họa"
Một ngày trước đó, phát biểu trong cuộc họp báo nhân dịp năm mới, lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn nói rằng hai bên bờ eo biển Đài Loan cần hiểu rõ những khác biệt cơ bản giữa hai bên về các giá trị và hệ thống chính trị.
Từ đó, bà Thái nhấn mạnh Trung Quốc “phải tôn trọng... và dùng các biện pháp hòa bình, bình đẳng để giải quyết các khác biệt”, theo Reuters.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.