Công việc chống dịch đã lấy đi nhiều sức khỏe, tinh thần của NVYT. Như nhiều người khác, họ cũng rơi vào vòng xoáy cơm áo gạo tiền thời hậu Covid-19, bởi thu nhập ở bệnh viện đã èo uột 2 năm qua, giờ một số nơi giảm sâu do BN đến bệnh viện ít. Nhiều NVYT đã chọn cách ra đi tìm môi trường mới với thu nhập cao hơn, thậm chí có người tâm sự không muốn quay lại ngành y.
Nhân viên y tế mùa dịch đã quá vất vả |
DUY TÍNH |
Áp lực công việc nhưng thu nhập về lương và các chế độ đãi ngộ chưa tương xứng thì việc NVYT nghỉ việc là chuyện dễ hiểu. Đáng tiếc, trong số NVYT nghỉ việc, có nhiều người từng trải, kinh nghiệm… Đó là những người mà hệ thống đào tạo của ngành y tại TP.HCM không dễ bù đắp trong thời gian ngắn để có thể bổ sung lực lượng chăm sóc người bệnh.
Ở một số doanh nghiệp lớn, hằng năm có những buổi đối thoại với lãnh đạo, nhân viên được nói lên suy nghĩ của mình về lãnh đạo và cũng có thể đề xuất thẳng thắn cơ chế lương, chính sách… Ở môi trường bệnh viện, NVYT sáng đi làm, chiều về nhà và thường xuyên trực ca đêm. Họ là người phục vụ bệnh nhân và cũng có những tâm tư muốn phản ánh, nhưng nhiều lúc phải cam chịu.
Covid-19 sáng 11.4: Cả nước 10.198.236 ca mắc | Nghiên cứu mới về biến thể lai Deltacron |
Mới đây, sau làn sóng nghỉ việc của NVYT, PGS-TS Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cũng đã đối thoại trực tiếp với NVYT ở các bệnh viện để nghe họ trải lòng. Điều này nói lên quyết tâm của lãnh đạo Sở Y tế trong việc làm cho ngành y mới mẻ, cởi mở hơn. Những buổi đối thoại, không chỉ là nói về chuyện lương bổng, mà cốt nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, đề xuất của NVYT để đưa ngành y tế phát triển cả về chất và lượng. Trong đó, người bệnh là trung tâm phục vụ và NVYT phải được đãi ngộ, được chăm sóc tương xứng. NVYT phải có tiếng nói, được nêu chính kiến và được nhìn nhận, chia sẻ sự đóng góp thầm lặng; có vậy mới giữ chân họ cống hiến lâu dài với ngành.
Bình luận (0)