Tọa đàm Những quyển sách làm “ô nhiễm” môi trường giáo dục thanh thiếu niên - thực trạng và giải pháp diễn ra hôm qua tại TP.HCM.
Cần quan tâm đặc biệt đến chất lượng xuất bản phẩm - Ảnh: Diệp Đức Minh
|
Sách chất lượng kém làm tha hóa tư tưởng
|
Từng công tác lâu năm trong ngành xuất bản, ông Lê Hoàng, Phó chủ tịch Hội Xuất bản VN (phụ trách phía nam), rất đau lòng khi thường xuyên bắt gặp những tác phẩm đang làm “ô nhiễm” môi trường giáo dục. Ông thẳng thắn: “Vấn đề này đã diễn ra nhiều năm nhưng gần đây công luận mới tập trung phê phán và cơ quan quản lý nhà nước đã có sự quan tâm đặc biệt. Biểu hiện đó là loại sách giáo dục lịch sử, đạo đức, cung cấp kiến thức khoa học, tự điển... biên soạn cẩu thả, nội dung nhảm nhí, phản cảm, kiến thức và ngôn từ lạc hậu, thậm chí sai”.
Nhiều đại biểu tại tọa đàm cho rằng, sách có chất lượng kém như một căn bệnh về lâu dài sẽ âm ỉ ngấm sâu, làm tha hóa tư tưởng con người, đặc biệt rất xấu với trẻ em, học sinh, làm giảm lòng tin của cộng đồng với ngành nghề xuất bản nước nhà, gây khó khăn kinh tế cho tác giả, nhà xuất bản (NXB) làm ăn nghiêm túc; tác động làm giảm sút uy tín của những người làm xuất bản chân chính.
Nhiều đại biểu tại tọa đàm cho rằng, sách có chất lượng kém như một căn bệnh về lâu dài sẽ âm ỉ ngấm sâu, làm tha hóa tư tưởng con người, đặc biệt rất xấu với trẻ em, học sinh, làm giảm lòng tin của cộng đồng với ngành nghề xuất bản nước nhà, gây khó khăn kinh tế cho tác giả, nhà xuất bản (NXB) làm ăn nghiêm túc; tác động làm giảm sút uy tín của những người làm xuất bản chân chính.
|
Ông Chu Văn Hòa, Cục trưởng Cục Xuất bản - In và Phát hành, cho biết: “Các vấn đề đang tồn tại, hạn chế cơ bản đối với việc xuất bản sách hiện nay là: Vi phạm các quy định pháp luật về xuất bản; một số sách có nội dung vô bổ, nhảm nhí, không có giá trị giáo dục, ảnh hưởng đến sự phát triển tư duy, tâm hồn của người đọc; sách không được biên tập, đọc duyệt kỹ, dẫn đến sai sót về kiến thức, sự kiện, nhân vật lịch sử, sử dụng hình ảnh không phù hợp với nội dung xuất bản phẩm...”.
Chuẩn hóa biên tập viên
Thực tế thời gian qua, trên 90% sai phạm xảy ra ở lĩnh vực sách liên kết. Khi thực hiện loại sách này, một số đối tác cho rằng NXB chỉ là nơi hợp thức hóa đầu ra của ấn phẩm, có khi họ còn dị ứng với những nơi chặt chẽ trong khâu biên tập và cấp phép, dẫn đến hiện tượng cạnh tranh để cấp phép. Ông Đỗ Quý Doãn, nguyên Thứ trưởng Bộ TT-TT, cho rằng: “Bản thân việc liên kết xuất bản không có lỗi vì đã được luật pháp cho phép. Vì vậy, trách nhiệm đặt ra cho NXB rất lớn: được quyền lựa chọn đối tác ký hợp đồng liên kết, xem xét duyệt bản thảo, nộp lưu chiểu và quyết định phát hành sách ra thị trường. Nếu có xảy ra sự cố thì phải chịu trách nhiệm. Quy trình xuất bản sách chặt chẽ nhưng tại sao vẫn xuất hiện sách kém chất lượng? Cần rà soát lại tất cả để phát hiện có khâu nào đã buông lỏng? Một cái áo bị lỗi, hỏng chỉ làm cho một người mặc phiền phức nhưng một cuốn sách độc hại thì cả xã hội phải gánh chịu”.
Chuẩn hóa biên tập viên
Thực tế thời gian qua, trên 90% sai phạm xảy ra ở lĩnh vực sách liên kết. Khi thực hiện loại sách này, một số đối tác cho rằng NXB chỉ là nơi hợp thức hóa đầu ra của ấn phẩm, có khi họ còn dị ứng với những nơi chặt chẽ trong khâu biên tập và cấp phép, dẫn đến hiện tượng cạnh tranh để cấp phép. Ông Đỗ Quý Doãn, nguyên Thứ trưởng Bộ TT-TT, cho rằng: “Bản thân việc liên kết xuất bản không có lỗi vì đã được luật pháp cho phép. Vì vậy, trách nhiệm đặt ra cho NXB rất lớn: được quyền lựa chọn đối tác ký hợp đồng liên kết, xem xét duyệt bản thảo, nộp lưu chiểu và quyết định phát hành sách ra thị trường. Nếu có xảy ra sự cố thì phải chịu trách nhiệm. Quy trình xuất bản sách chặt chẽ nhưng tại sao vẫn xuất hiện sách kém chất lượng? Cần rà soát lại tất cả để phát hiện có khâu nào đã buông lỏng? Một cái áo bị lỗi, hỏng chỉ làm cho một người mặc phiền phức nhưng một cuốn sách độc hại thì cả xã hội phải gánh chịu”.
Một số cuốn sách mắc sai sót từng gây xôn xao dư luận - ẢNH: T.L
|
Nhà xuất bản hiệu quả “đếm trên đầu ngón tay”
Theo ông Đỗ Quý Doãn, hiện có khoảng 75% NXB có số vốn dưới 2 tỉ đồng, đơn vị làm ăn hiệu quả chỉ đếm trên đầu ngón tay nên ngành xuất bản đang gặp nhiều khó khăn. Nhà nước cần có những chính sách ưu đãi, đầu tư nhiều hơn cho lĩnh vực quan trọng này. Hội Xuất bản VN đề nghị cơ quan chủ quản của các NXB và Cục Xuất bản - In và Phát hành cần xem xét, tăng cường năng lực đội ngũ quản lý, cấp kinh phí hoạt động và đặt hàng cho các NXB để có điều kiện hoạt động tốt, đồng thời tổ chức nhiều đợt thanh kiểm tra trong lĩnh vực xuất bản, nhất là hoạt động liên kết nhằm kịp thời phát hiện, chấn chỉnh ngay những sai phạm và biểu dương những đơn vị có nhiều đầu sách tốt phục vụ cho bạn đọc. |
Bình luận (0)