Đại tiện ra máu không chỉ dừng lại đơn giản là biểu hiện của bệnh trĩ. Theo thống kê có hơn 90% trường hợp đại tiện ra máu là triệu chứng khởi phát của các bệnh về hậu môn trực tràng và là dấu hiệu sớm của bệnh Ung thư đại trực tràng.
Một ca mổ ung thư trực tràng tại Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt, Số 34 Đại Cồ Việt - Hai Bà Trưng - Hà Nội |
“Chủ quan vì nghĩ mình bị trĩ”
Làm nghề cắt may đã được hơn 20 năm. Một bệnh nhân nam 50 tuổi ở Hà Nội thường xuyên phải “ngồi xổm”. Từ 10 năm trở lại đây, mỗi lần có tiệc tùng cần phải uống rượu, khi đi ngoài có lúc thấy ra máu nhỏ giọt. Suy nghĩ chủ quan bị bệnh trĩ, bệnh nhân đã điều trị thuốc theo mọi người mách bảo, triệu chứng có giảm và trở lại bình thường, không còn ra máu. Tuy nhiên cách đây 3 – 4 tháng, anh liên tục bị đi ngoài ra máu. Quyết định đi khám và nội soi dạ dày. Anh đã được các bác sĩ tại Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt (BVUBHV) chẩn đoán bị Ung thư trực tràng.
PGS.TS.Nguyễn Thanh Long, cố vấn chuyên môn BVUBHV cho biết, trường hợp như kể trên không phải là hiếm gặp vì bệnh nhân thường nhầm dấu hiệu đi ngoài ra máu là triệu chứng của riêng bệnh trĩ, trong khi thực tế đó là dấu hiệu của nhiều bệnh như viêm đại tràng chảy máu, polyp đại tràng và đặc biệt là ung thư đại trực tràng.
Phân biệt sự khác nhau giữa 2 căn bệnh này?
Điều đáng lưu ý đó là bệnh nhân thường được phát hiện muộn nên khó điều trị. Bệnh lại giống với một số bệnh khác trong đó có bệnh trĩ.
Ung thư trực tràng đe dọa tính mạng người bệnh
|
Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh trĩ đó là đại tiện ra máu. Tuy nhiên đại tiện ra máu, máu phủ lên phân cũng là dấu hiệu UT đại trực tràng. Các chuyên gia khuyến cáo đại tiện ra máu không bao giờ là một dấu hiệu tích cực chính vì vậy mọi người cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám. Trong những năm gần đây số người mắc ung thư đại trực tràng ngày càng cao.
Theo PGS.TS.Nguyễn Thanh Long, chảy máu do bệnh trĩ thường xuất hiện sau khi đi ngoài thấy có máu đỏ tươi dính vào phân, ở mức độ nặng hơn máu có thể chảy nhỏ giọt hoặc thành tia sau khi đi ngoài, nhất là khi bệnh nhân bị táo bón. Trong khi đó, chảy máu do u đại trực tràng có đặc điểm là máu lẫn với phân, kèm theo bệnh nhân có rối loạn tiêu hóa, đi ngoài ra dịch nhầy hoặc thay đổi thói quen đi ngoài. Tốt nhất, khi thấy hiện tượng đại tiện ra máu, người bệnh cần đến chuyên khoa tiêu hóa để được thăm khám, có thể tiến hành nội soi tìm nguyên nhân gây chảy máu và điều trị kịp thời để tránh các hậu quả, biến chứng đáng tiếc về sau.
Theo thống kê những đối tượng dễ có nguy cơ mắc căn bệnh Ung thư trực tràng:
- Tiền sử gia đình. Nếu trong gia đình có người từng mắc UT thì những người còn lại có nguy cơ bị UT đại trực tràng cao hơn những gia đình khỏe mạnh.
- Người bị Polyp đại tràng. Những người có tiền sử mắc Polyp đại tràng cần hết sức lưu ý vì nguy cơ mắc bệnh là rất cao.
- Người bị viêm đại tràng mặc dù đã được điều trị khỏi bệnh.
Việc chẩn đoán ung thư trực tràng sớm giúp việc điều trị tích cực hơn. Chính vì vậy khi có dấu hiệu đại tiện ra máu cần đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra. Đặc biệt những năm gần đây, tỉ lệ những người mắc bệnh ung thư trực tràng ngày càng cao nên triệu chứng đại tiện ra máu cần phải được chú ý.
|
Để được tư vấn và hỗ trợ điều trị bệnh Ung thư trực tràng vui lòng gọi số:
094 230 0707 - 094 699 0707
BỆNH VIỆN UNG BƯỚU HƯNG VIỆT
Địa chỉ: 34 Đại Cồ Việt, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 04.6272.4444 - Hotline: 0949.51.0707
Email: [email protected]
|
Bình luận (0)