(TNO) Đó là khẳng định của Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm tại cuộc họp nghe báo cáo về đề án thí điểm chính quyền đô thị (CQĐT) TP.HCM do HĐND TP tổ chức hôm nay 10.8.
>> Dân được lợi gì từ chính quyền đô thị ?
Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm cho biết: “Đây là việc chưa có tiền lệ nên quá trình triển khai đề án sẽ làm chặt chẽ, có bước đi thích hợp, không duy ý chí và đảm bảo không làm xáo trộn nhiều đến đời sống người dân cũng như vận hành bộ máy chính quyền TP”.
Theo ông Trương Văn Lắm, Giám đốc Sở Nội vụ, TP.HCM là một đô thị đặc biệt (dân số trên 8 triệu người, nếu tính thêm vãng lai thì khoảng 10 triệu người, là 1 trong số 40 đô thị đông dân nhất thế giới). Thế nhưng, mô hình tổ chức hiện nay đang ngày càng bất cập so với yêu cầu quản lý và phát triển đô thị; có tình trạng phân tán, thiếu đồng bộ, mâu thuẫn giữa nhu cầu tổ chức cuộc sống tập trung, quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị mang tính thống nhất với thực tế phân chia đơn vị hành chính theo địa giới lãnh thổ.
|
Ông Lắm cho biết, xuất phát từ đặc thù đó và qua nghiên cứu kinh nghiệm ở một số nước, TP kiến nghị triển khai thí điểm CQĐT trên phạm vi toàn TP để nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý; phù hợp đặc điểm, tính chất của đô thị đặc biệt, hội nhập quốc tế…
Theo phân tích của TS Võ Trí Hảo, khoa Luật - Đại học Kinh tế TP.HCM, về tổng quan, mô hình CQĐT mà TP.HCM đang hướng tới, về bộ máy tổ chức sẽ mang lại những ích lợi sau:
Thứ nhất, mở rộng quyền lập quy cần thiết cho TP để giải quyết các nhu cầu bức xúc của người dân về an ninh trật tự, khác với khuôn khổ pháp lý dành cho nông thôn.
Thứ hai, giảm bớt cấp chính quyền, rút ngắn khoảng cách Nhà nước - người dân; tinh giản bộ máy, giảm chi phí vận hành, từ đó nâng cao hiệu quả quản trị nhà nước; mỗi một đồng thuế nhân dân bỏ ra sẽ được hưởng nhiều dịch vụ công hơn, chất lượng tốt hơn.
Thứ ba, TP có quyền tự chủ cần thiết về ngân sách, cơ chế huy động các nhà đầu tư vào cơ sở hạ tầng, từ đó giải quyết tốt hơn, nhanh hơn, các vấn đề ách tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, nạn triều cường hiện nay ở TP.
>> Xem Sơ đồ 4 thành phố vệ tinh (Nguồn: Sở Nội vụ TP.HCM)
>> Tờ trình Chính phủ Đề án thí điểm Chính quyền đô thị TP.HCM
Cái gì cũng phải đi xin Theo TS Trần Du Lịch, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM, thành viên ban soạn thảo đề án, TP.HCM đứng trước vấn đề của sự phát triển, là với một TP góp 1/3 cho ngân sách quốc gia, 1/5 tổng sản lượng quốc gia, nhưng thực chất về chính quyền không bao giờ là cấp chính quyền đầy đủ về ngân sách, không bao giờ có quyền tự chủ cả, cái gì cũng phải đi xin. “HĐND họp để quyết cái người ta quyết rồi, phân cái người ta phân rồi. Tôi xin thưa với các đồng chí vậy. Thẩm quyền gì cần có tối thiểu đối với địa phương đều không có. Tôi nói thẳng vậy”, TS Lịch nói, và cho biết mục tiêu đề án là làm sao để phân cấp mạnh cho TP, tăng tự chủ lên, để HĐND phải có thực quyền quyết định vì lợi ích người dân và vì sự phát triển mạnh mẽ của TP. |
Bài, ảnh: Đình Phú
>> TP.HCM lên đề án thí điểm mô hình chính quyền đô thị
>> Đề xuất chọn TP.HCM làm thí điểm chính quyền đô thị
>> Chủ động phối hợp thí điểm mô hình chính quyền đô thị
>> Thành lập Phòng Xây dựng chính quyền đô thị
>> TP.HCM thành lập Phòng Xây dựng chính quyền đô thị
>> Cần hiến định mô hình chính quyền đô thị
Bình luận (0)