Bệnh về da
Một trong những nguyên nhân gây bệnh về da vào mỗi khi trời mưa là do việc tiếp xúc nước mưa và những vật dụng dùng để tránh mưa như dù, áo mưa. Theo BS CKI Hoàng Văn Minh - Phụ trách phòng khám Da liễu Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, đầu tiên phải kể đến là bệnh mề đay do nước mưa. Khi tiếp xúc với nước mưa, da của người bệnh sẽ nổi lên những mảng mề đay như cơm cháy, gây ngứa rất nhiều. Bệnh lý này sau đó tự hết nhưng nếu tiếp tục dầm mưa thì bệnh sẽ bị trở lại nhanh chóng.
Thứ hai là tình trạng viêm da do tiếp xúc. Nguyên nhân gây bệnh là do ô nhiễm môi trường. Ngoài khí CO2 tăng lên, trong không khí còn có bụi bặm, khí độc, vi sinh,… Khi mưa phùn, mưa ít, nước mưa không kịp làm tan biến và những chất này sẽ tồn tại trong không khí với nồng độ cao, bám trên da làm kích ứng ngoài da gây ra tình trạng chàm tiếp xúc. Biểu hiện bệnh là da đỏ lên và ngứa, nếu nặng hơn sẽ xuất hiện các mụn nước.
tin liên quan
Phòng tai nạn do giông sétSét đánh có thể gây thương tích như: bị bỏng, chấn thương, thậm chí lú lẫn, ngưng tim. Cần phòng tránh tai nạn này và sơ cứu kịp thời khi xảy ra để tránh tử vong.
Ngoài ra, thói quen sử dụng áo mưa cũng gây ra các bệnh về da. Lí do, khi đi dưới mưa, những phần cơ thể tiếp xúc với áo mưa hoặc bị áo mưa che phủ sẽ bị nóng nực. Nếu dầm mưa quá lâu, cơ thể tiết ra mồ hôi làm cho vùng da tại đó bị ẩm ướt. Với những người có sẵn bệnh lý nấm, ghẻ,… sẽ làm bệnh nặng hơn, gây ra tình trạng ngứa ngáy rất nhiều thậm chí lan ra những vùng khác trên cơ thể.
Trong khi đó, đối với những người béo phì thì sẽ dễ bị viêm kẽ hoặc hăm kẽ, nếp dưới vú, nách, bẹn. Đặc biệt trong trường hợp người bệnh mang giày bít, vớ bằng len ướt, ẩm sẽ dễ bùng phát nhanh tình trạng nấm kẽ chân hoặc gây ra tình trạng nhiễm trùng bội nhiễm ở những người có sẵn các bệnh lý như chàm ở bàn chân, viêm mạch hoại tử ở chân.
tin liên quan
3 bệnh thường gặp đầu mùa mưa và cách phòng ngừaMiền Nam bắt đầu có những cơn mưa xen kẽ với những ngày nắng nóng cao độ. Sự chênh lệch về nhiệt độ và thay đổi của thời tiết làm cơ thể giảm sức đề kháng và bệnh tật xuất hiện.
Bệnh hô hấp
ThS BS. Võ Kim Tuyến (Khoa Hô hấp Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM) cho biết trong mùa mưa, các bệnh thường gặp như nhiễm trùng hô hấp trên, cảm cúm, cúm mùa, cúm A, sốt xuất huyết, nhiễm virus Zika; những người có bệnh lý nền như hen suyễn, COPD sẽ dễ dàng vào đợt cấp hơn. Trong những trường hợp cảm cúm kéo dài, điều trị không hiệu quả hoặc những người suy giảm miễn dịch, cơ địa suy kiệt sẽ dễ bị viêm phổi. Khi bị cảm cúm, người bệnh thường có các triệu chứng như ớn lạnh, sốt, ho, sổ mũi, chảy nước mũi, nhức đầu; còn đối với người bệnh bị hen, COPD dễ vào đợt cấp có thể cắt được cơn khó thở với thuốc điều trị tại nhà hoặc đôi khi không cắt được cơn khó thở, do đó phải nhập viện điều trị. Với những người bệnh bị sốt xuất huyết thì thường biểu hiện sốt cao liên tục khó hạ sốt.
tin liên quan
Ăn uống bảo vệ phổi, chống hen suyễn mùa mưaThời tiết thay đổi, trời trở lạnh và mức độ ô nhiễm gia tăng là một số nguyên nhân gây hen suyễn. Thường xuyên ăn một số thực phẩm sau sẽ giúp ngăn chặn các cơn hen suyễn và bảo vệ phổi.
TPHCM đang trong giai đoạn mưa lớn, nhiều người dầm mưa nên thường bị nhức người, ho, sổ mũi, do đó các bác sĩ khuyến cáo mọi người nên tăng cường sức đề kháng như ăn rau quả, trái cây có vitamin C, uống nhiều nước, hoặc đến các cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ có thể thăm khám và có hướng điều trị phù hợp; đồng thời hạn chế đi ngoài mưa, nếu bắt buộc đi thì nên tránh tiếp xúc quá lâu dưới trời mưa và nên mặc áo mưa, giữ ấm cho cơ thể.
Hiện tại, một số người chủ quan khi có dấu hiệu cảm lạnh thường ra tiệm thuốc tây mua thuốc uống để giảm cảm, theo bác sĩ Kim Tuyến không nên sử dụng biện pháp trị bệnh như vậy. Có nhiều trường hợp người bệnh bị sốt xuất huyết hoặc viêm phổi không được phát hiện chẩn đoán kịp thời, lại uống các loại thuốc, kháng sinh không phù hợp cho từng loại bệnh và không theo hướng dẫn của bác sĩ thì sẽ làm bệnh có nguy cơ tiến triển nặng hơn.
Không nên tắm liền khi đi ngoài mưa về
TS BS. Lâm Vĩnh Niên - Trưởng khoa Dinh dưỡng Tiết chế Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - khuyên rằng điều quan trọng nhất khi bị ướt, dính, ngấm nước mưa là cần giữ nhiệt cho cơ thể, tránh việc tắm ngay sau đó. Nhiều người có thói quen khi đi mưa về liền tắm nước nóng ngay. Tuy nhiên, sự thay đổi nhiệt độ cơ thể đột ngột như vậy sẽ làm cơ thể dễ mắc bệnh hơn. Khi về đến nhà, cần lau khô người, nghỉ ngơi, giữ thân nhiệt ổn định, khi thấy người không còn lạnh mới nên đi tắm. Ngoài ra, để hỗ trợ thân nhiệt có thể sử dụng trà gừng, thức ăn giàu vitamin C như cam, nước chanh,… giúp tăng sức đề kháng và nhanh làm ấm cơ thể.
|
Bình luận (0)