Việc phòng ngừa và ứng phó cần được thực hiện song song khi có nguy cơ bị kẻ xấu tấn công trong thang máy với hành vi xâm hại. Nên cố gắng và nỗ lực cũng như bình tĩnh bấm chuông cứu hộ trong thang máy; hoặc có thể bấm nút dừng thang máy ở tầng kế tiếp để nhanh chóng thoát ra ngoài và kêu la thật to để gọi sự giúp đỡ; đánh vào chỗ hiểm của đối tượng (chọc tay vào mắt, cắn vào cổ, đá hoặc lên gối hạ bộ,...
Ngoài ra, cần hiểu rằng chính người lớn phải dạy cho trẻ nhận biết những tình huống nguy hiểm và cần nhanh trí để thoát thân, bảo vệ chính mình. Việc học về kỹ năng phòng chống xâm hại là điều cần thiết với những yêu cầu: giao tiếp với người lạ, vùng an toàn của cơ thể, vùng cần bảo vệ - hành vi yêu thương và hành vi lạm dụng... Có như thế trẻ sẽ tự tin giao tiếp mà vẫn có thể nhận ra những nguy cơ tiềm ẩn để có thể xử lý một cách hiệu quả trong khả năng của mình.
Và hơn hết, mỗi người cần nhìn lại chính mình, làm tròn trách nhiệm của người lớn, thầy cô và cha mẹ ... Song song đó, cần xem lại vấn đề văn hóa của mỗi con người bởi điều này chính là văn hóa. Ngay cả những đánh giá về hành vi lệch chuẩn cũng cần dựa trên sự tương tác với văn hóa. Cụ thể, chính sự dễ dãi trong quan niệm của nhiều người: thân với trẻ, thương trẻ nên được chạm vào người trẻ, thậm chí là nựng má, cưng chìu... Đó là hành vi giao thoa khá nguy hiểm sẽ để lại nhận thức thiếu an toàn cho trẻ. Ngoài ra, cũng chính vì kiểu giáo dục không dám phản kháng, tuân thủ cũng có nguy cơ làm cho trẻ thiếu phản ứng tự vệ, chủ động.
Cũng nên chú ý chính sự che giấu bằng vỏ bọc của một số người lớn có vấn đề về hành vi quá tốt làm cho người khác dễ bị nhầm. Đây cũng là biểu hiện văn hóa lệ thuộc bề ngoài, chủ quan và cảm tính. Điều đó cho thấy cần quan tâm đến vấn đề hành vi bất thường hay lệch chuẩn của một số đối tượng có nguy cơ để cảnh báo và giám sát. Vấn đề này chính là thái độ công bằng và trân quý trẻ em bởi trẻ em cần được an toàn về thể xác và an lành về tinh thần.
Bình luận (0)