Dân kêu mất đất sản xuất vì thủy điện

26/05/2015 09:23 GMT+7

Ông Ngô Tốt, Chủ tịch UBND xã Tây Giang (H.Tây Sơn, Bình Định) cho biết, việc sạt lở đất do Nhà máy thủy điện An Khê - Ka Nak gây ra tại xã Tây Giang đã được chính quyền đi kiểm tra, gửi công văn phản ảnh đến UBND huyện và Ban quản lý dự án thủy điện 7 (chủ đầu tư Nhà mát thủy điện An Khê - Ka Nak) nhưng đến nay vẫn chưa thấy trả lời.

Ông Ngô Tốt, Chủ tịch UBND xã Tây Giang (H.Tây Sơn, Bình Định) cho biết, việc sạt lở đất do Nhà máy thủy điện An Khê - Ka Nak gây ra tại xã Tây Giang đã được chính quyền đi kiểm tra, gửi công văn phản ảnh đến UBND huyện và Ban quản lý dự án thủy điện 7 (chủ đầu tư Nhà mát thủy điện An Khê - Ka Nak) nhưng đến nay vẫn chưa thấy trả lời. 

Một đoạn sạt lở bờ suối Cát ở thôn Trung Sơn, xã Tây ThuậnMột đoạn sạt lở bờ suối Cát ở thôn Trung Sơn, xã Tây Thuận - Ảnh: Hoàng Trọng
Theo ông Tốt, người dân muốn xây bờ kè để ngăn chặn tình trạng sạt lở, giữ đất sản xuất nhưng Ban quản lý dự án thủy điện 7 không thực hiện. 
Trước đó, người dân xã Tây Giang bức xúc vì nhiều lần gửi đơn kiến nghị việc Nhà máy thủy điện An Khê - KaNak xả nước làm sạt lở đất sản xuất nhưng vẫn không được giải quyết. Từ năm 2011, khi Nhà máy thủy điện An Khê - Ka Nak đi vào hoạt động, nguồn nước xả từ 2 tổ máy phát điện (tổng lưu lượng 50 m3/s) chảy về suối Cát (H.Tây Sơn) gây ra tình trạng sạt lở tại các xã Tây Thuận, Tây Giang... Năm 2014, Ban quản lý dự án thủy điện 7 đã phối hợp với UBND H.Tây Sơn kiểm kê, bồi thường thiệt hại về đất đai, hoa màu cho người dân và xây bờ kè tại suối Cát.
Tuy nhiên, đến tháng 5.2015, việc xây bờ kè tại suối Cát chỉ tiến hành tại một số đoạn, những đoạn chưa được xây kè vẫn xảy ra tình trạng sạt lở, đất sản xuất bị mất dần. Theo người dân, việc xây bờ kè ở một số đoạn của suối Cát khiến dòng chảy thay đổi, gây thêm nhiều điểm sạt lở mới. Không chỉ ở thôn Thượng Giang 1, bên kia suối là thôn Trung Sơn (xã Tây Thuận) cũng có nhiều đoạn bị sạt lở.
Gia đình ông Trương Đình Tuấn (62 tuổi, ở xóm 1, thôn Thượng Giang 1, xã Tây Giang) có 1.600 m2 đất sản xuất (đất có sổ đỏ) nhưng đã bị sạt lở hơn 1.000 m2, diện tích đất còn lại cũng đã bị cát bồi lấp không sản xuất được. Gần một năm nay, ông Tuấn gửi đơn đến chính quyền cấp xã, huyện nhưng vẫn không thấy phản hồi.
“Trước đây, dòng chảy của suối Cát vốn rộng chưa đầy 10 m nay đã lên gần 200 m. Ngày nào đi làm chúng tôi cũng thấy có thêm đất đai bị sạt lở. Những ngày có mưa lũ thì nghe đất sập ầm ầm, chẳng ai dám đến gần”, ông Tuấn nói.
Ông Nguyễn Minh Hồng, Trưởng thôn Thượng Giang 1, cho biết: “Mỗi lần họp, tiếp xúc cử tri, người dân có ý kiến về việc sạt lở dọc suối Cát dữ lắm nhưng cũng chỉ được hứa là ghi nhận, trình lên cấp trên xem xét. Nhưng rồi không thấy cơ quan nào giải quyết cả”.
Điều đáng nói, xã cho biết đã gửi công văn báo cáo cho huyện nhưng cả ông Tạ Xuân Chánh và ông Đỗ Văn Sỹ, Chủ tịch và Phó chủ tịch UBND H.Tây Sơn, đều nói là chưa nghe dân phản ánh. “Tôi chưa nghe dân phản ảnh gì cả. Tôi sẽ có văn bản cho các ngành chức năng kiểm tra ngay”, ông Chánh nói.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.