(TNO) Gần như mỗi khi tậu một chiếc điện thoại mới, việc đầu tiên của người dùng là tiến hành dán màn hình. Chi phí bỏ ra cho tấm dán màn hình không đắt. Tuy nhiên, liệu rằng việc này có thật sự cần thiết với điện thoại ngày nay?
Tấm dán màn hình là gì?
Tấm dán màn hình là một tấm nhựa trong suốt (có thể có keo hoặc không) được cắt sẵn theo đúng hình dáng và kích thước của mặt kính điện thoại. Các mẫu điện thoại phổ biến trên thị trường đều có tấm dán màn hình thiết kế riêng với các lỗ loa thoại, camera trước, cảm biến ánh sáng được cắt sẵn rất chính xác.
Tấm dán màn hình là một tấm nhựa trong suốt (có thể có keo hoặc không) được cắt sẵn theo đúng hình dáng và kích thước của mặt kính điện thoại. Các mẫu điện thoại phổ biến trên thị trường đều có tấm dán màn hình thiết kế riêng với các lỗ loa thoại, camera trước, cảm biến ánh sáng được cắt sẵn rất chính xác.
Sau khi dán màn hình, tấm dán sẽ trở thành một chiếc khiên bảo vệ giúp tránh trầy xước (tấm dán có khả năng chống xước ở mức độ nhất định). Màn hình điện thoại vẫn đẹp như ngày đầu bên dưới tấm dán, dĩ nhiên bạn sẽ không thể tận hưởng cảm giác sử dụng thật sự trên mặt kính này. Sau thời gian dài sử dụng, tấm dán sẽ trở nên mờ do chịu nhiều vết trầy xước, lúc này cần phải thay thế tấm dán khác và quá trình trên lập lại.
Dán màn hình hay không là vấn đề được nhiều người quan tâm đến - Ảnh chụp màn hình CNET
|
Màn hình smartphone thực chất đã trang bị một lớp bảo vệ đặc biệt
Hầu hết các mẫu điện thoại hiện tại trên thị trường đều được trang bị mặt kính cảm ứng Gorilla Glass sản xuất bởi Corning (một số sử dụng kính Dragontrail do Asahi Glass cung cấp). Kính Gorilla có độ cứng khá cao, tính năng chống xước tốt, thế hệ thứ 3 (ra mắt thị trường vào năm 2013) có khả năng chống xước tăng thêm 40% so với thế hệ Gorilla Glass 2. Trong khoảng 5 năm trở lại đây, các điện thoại tham gia thị trường gần như đều được trang bị Gorilla Glass, mang lại khả năng chống xước khá tốt.
Hầu hết các mẫu điện thoại hiện tại trên thị trường đều được trang bị mặt kính cảm ứng Gorilla Glass sản xuất bởi Corning (một số sử dụng kính Dragontrail do Asahi Glass cung cấp). Kính Gorilla có độ cứng khá cao, tính năng chống xước tốt, thế hệ thứ 3 (ra mắt thị trường vào năm 2013) có khả năng chống xước tăng thêm 40% so với thế hệ Gorilla Glass 2. Trong khoảng 5 năm trở lại đây, các điện thoại tham gia thị trường gần như đều được trang bị Gorilla Glass, mang lại khả năng chống xước khá tốt.
Đa số màn hình smartphone hiện nay đều đã trang bị kính cường lực Gorilla Glass - Ảnh: Gorilla
|
Cát có độ cứng 7 theo thang đo Mohs, do đó nó dễ dàng làm xước mặt kính điện thoại, cho dù có là Gorilla Glass 3 đi nữa. Bạn có thể dùng dao, kéo, đồng xu, chìa khóa tác động lên màn hình điện thoại với kính Gorilla Glass 3, tuy nhiên đừng bao giờ thử với cát.
Vì sao không nên dán màn hình?
Tấm dán màn hình bằng nhựa dù ít hay nhiều cũng thay đổi cảm giác sử dụng của bạn với chiếc điện thoại bên mình. Khi trải nghiệm sản phẩm trước lúc chọn mua, bạn trải nghiệm với điện thoại không dán màn hình, nhưng sau khi mua về lại tiến hành bảo vệ, lúc này cảm giác sẽ khác đi. Do sử dụng chất liệu nhựa nên với các tấm dán có chất lượng không tốt, hình ảnh hiển thị trên màn hình điện thoại sẽ bị thay đổi về màu sắc, hoặc tệ hơn là biến dạng.
Vì sao không nên dán màn hình?
Tấm dán màn hình bằng nhựa dù ít hay nhiều cũng thay đổi cảm giác sử dụng của bạn với chiếc điện thoại bên mình. Khi trải nghiệm sản phẩm trước lúc chọn mua, bạn trải nghiệm với điện thoại không dán màn hình, nhưng sau khi mua về lại tiến hành bảo vệ, lúc này cảm giác sẽ khác đi. Do sử dụng chất liệu nhựa nên với các tấm dán có chất lượng không tốt, hình ảnh hiển thị trên màn hình điện thoại sẽ bị thay đổi về màu sắc, hoặc tệ hơn là biến dạng.
Dán màn hình có thể khiến cho thao tác điều khiển cảm ứng kém nhạy hơn - Ảnh chụp màn hình CNET
|
Một điểm mà tất cả những chủ nhân của chiếc điện thoại được dán màn hình luôn thua kém với người dùng không dán màn hình là cảm giác sử dụng. Họ luôn chỉ có được cảm giác sử dụng trên tấm dán thay vì cảm giác lướt tay trên bề mặt kính thật sự của màn hình; ngoài ra, cảm nhận về hình ảnh cũng không tự nhiên như màn hình gốc của điện thoại. Vì sao cần phải dán màn hình để rồi không bao giờ có thể cảm nhận được sự thích thú và thoải mái khi sử dụng một chiếc điện thoại mới? Cho đến lúc hỏng hoặc bán đi, người chủ đầu tiên của điện thoại sử dụng tấm dán sẽ mãi mãi không thể có được trải nghiệm thật sự với thiết bị của mình.
Lúc nào cần tấm dán bảo vệ?
Như đã nói, kẻ thù lớn nhất hiện tại của mặt kính màn hình điện thoại là cát - thứ rất phổ biến trong môi trường sử dụng hằng ngày, đặc biệt là những khu vực gần biển. Các hạt cát nhỏ li ti sẽ nhanh chóng để lại rất nhiều vết xước trên kính, biến chiếc điện thoại của bạn trở nên xấu xí hơn bao giờ hết nếu không có lớp bảo vệ bên ngoài. Đối với những người sinh sống gần khu vực bờ biển hoặc thường xuyên làm việc ở nơi có nhiều cát, tấm dán là cần thiết. Trường hợp này, tấm dán sẽ nhanh chóng mờ đi vì vết xước xuất hiện nhanh chóng, tuy nhiên người dùng vẫn an tâm và thoải mái sử dụng rồi thay thế tấm dán khác mà thôi.
Cát mới là kẻ thù của mặt kính màn hình - Ảnh chụp màn hình Pocket-lint
|
Nếu bạn là người thường có mồ hôi tay, mồ hôi nhiều dầu thì nên sử dụng tấm dán màn hình loại trong mờ để dễ dàng lau chùi hơn, trông ít bẩn hơn và dễ nhìn nội dung trên màn hình hơn khi sử dụng trong thời gian dài.
Bình luận (0)