Khi được hỏi vì sao phải ném cả bàn thờ xuống kênh, một người vô tư trả lời: "Vì tiễn ông Táo nên thả luôn, cho ông Táo về cùng nhà của ông. Không xài nữa thì thả".
Người dân 'ném' cá trên kênh Nhiêu Lộc - Ảnh: Vũ Phượng |
Hôm nay, 1.2, nhằm ngày 23 tháng Chạp, nhiều người đến các con kênh, sông ở Sài Gòn thả cá chép tiễn ông Táo về trời. Trước đó, từ chiều 31.1, nhằm ngày 22 tháng Chạp, nhiều chợ lớn nhỏ trên địa bàn TP.HCM đã tấp nập mua bán chè trôi nước, cá chép, vàng mã... để cúng tiễn ông Công, ông Táo.
Cá chép đỏ đắt hàng trong ngày 23 tháng Chạp - Ảnh: Bùi Thư
|
Theo phong tục, sau lễ cúng, người dân sẽ mang cá chép đến các sông, kênh để thả cá như một “phương tiện” để tiễn ông Công, ông Táo về trời.
Nhiều em nhỏ được cha mẹ dẫn đi "thả" cá - Ảnh: Vũ Phượng
|
Sáng 1.2, tại kênh Tàu Hủ và Nhiêu Lộc (TP.HCM), nhiều người dân đã dừng xe hai bên bờ kênh để thả cá. Nhiều trẻ em cũng được cha mẹ hướng dẫn thả cá và nói về ý nghĩa của việc thả cá chép trong ngày này.
Ném cả lư đèn để tiễn ông Táo - Ảnh: Bùi Thư
|
Ném cá tiễn ông Táo - Ảnh: Vũ Phượng
|
Anh Võ Hoàng Nguyên (37 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh) cho biết anh dẫn con gái đi thả cá và giải thích ý nghĩa để bé nắm được những phong tục truyền thống mà không cần qua sách vở khô khan.
Vô tư thả cả lư nhang để tiễn ông Táo - Ảnh: Vũ Phượng
|
Mặc dù nhiều người đã ý thức khi chỉ thả cá và giữ lại túi ni-lông để bỏ vào sọt rác; tuy nhiên, không ít người không chỉ thả cá mà còn ném cả bàn thờ, nhang đèn, lư hương xuống kênh. Khi được hỏi vì sao phải ném cả bàn thờ xuống kênh, một người vô tư trả lời: "Vì tiễn ông Táo nên thả luôn, cho ông Táo về cùng nhà của ông. Không xài nữa thì thả".
Bình luận (0)