Hôm qua 27.7, tờ South China Morning Post đưa tin Trung Quốc vừa tiến hành thử nghiệm thủy phi cơ AG600 trên biển. Đây là dòng thủy phi cơ lớn nhất thế giới có khả năng chở theo khoảng 30 binh sĩ cùng vũ khí, tầm bay hơn 4.000 km và tốc độ hành trình khoảng 500 km/giờ. Dự kiến năm 2022, dòng máy bay này được đưa vào sử dụng.
Đe dọa điều binh khẩn cấp ở Biển Đông
Bình luận về diễn biến thử nghiệm máy bay trên, tờ Hoàn Cầu thời báo ngày 26.7 cho rằng với việc trang bị thủy phi cơ AG600, quân đội Trung Quốc có thể dễ dàng tiếp cận các đảo ở Biển Đông để bảo vệ cái mà nước này tự gọi là “lợi ích cốt lõi”. Theo đó, khi được triển khai ở căn cứ Tam Á trên đảo Hải Nam, máy bay AG600 cho phép Trung Quốc có thể nhanh chóng chuyển quân đến bất cứ đảo, thực thể nào trên Biển Đông. AG600 có thể đáp trên mặt nước để các binh sĩ có thể đổ bộ từ biển.
Philippines nói không thể chiến tranh với Trung QuốcTrong bài phát biểu hôm qua 27.7, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tuyên bố nước này không thể giải quyết những tranh chấp trên Biển Đông bằng biện pháp nào khác ngoài nỗ lực ngoại giao. Reuters dẫn lời Tổng thống Duterte nói rằng Trung Quốc đang kiểm soát những thực thể mà Philippines không đủ khả năng để thách thức bằng biện pháp quân sự.
“Chúng ta không thể tiến tới chiến tranh và tôi không thể đảm đương điều này”, Tổng thống Duterte nói. Bên cạnh đó, nhà lãnh đạo nhấn mạnh Philippines nỗ lực bảo vệ quyền lợi tại Biển Đông mà không mang ơn hay trở thành con rối của bất kỳ ai.
Phát biểu của Tổng thống Duterte được đưa ra sau khi Ngoại trưởng Teodoro Locsin gần đây cho rằng phán quyết năm 2016 của Tòa trọng tài thường trực ở The Hague (Hà Lan) về việc bác bỏ yêu sách đường lưỡi bò phi pháp của Trung Quốc tại Biển Đông là quyết định lịch sử và không thể thương lượng.
Bảo Vinh
|
Từ đó, TS Nagao lo ngại: “Nếu Trung Quốc sử dụng thủy phi cơ thì có thể tăng cường khả năng kiểm soát nhiều đảo và thực thể ở Biển Đông, đặc biệt là trong các hoạt động quân sự”.
Hiện tại, Trung Quốc đã xây dựng đường băng ở 3 bãi đá Vành Khăn, Xu Bi và Chữ Thập mà nước này đang chiếm đóng trái phép ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Thế nhưng, ở nhiều bãi đá khác thì Bắc Kinh dù đã xây dựng hạ tầng, nhưng khó có thể thiết lập đường băng, nên AG600 chính là giải pháp để kết nối đến các bãi đá này.
|
Đổ bộ không - biển
Thời gian qua, Bắc Kinh cũng tăng cường lực lượng tàu chiến đổ bộ tấn công. Đầu tháng 7, tờ Hoàn Cầu thời báo đưa tin Trung Quốc đã bắt đầu triển khai máy bay trực thăng không người lái trên tàu đổ bộ tấn công Type 075. Đến nay, Trung Quốc đã hạ thủy 2 chiếc tàu thuộc lớp này và chiếc đầu tiên đã có nhiều cuộc thử nghiệm thực tế. Có độ choán nước toàn tải xấp xỉ 40.000 tấn, dài khoảng 237 m, tàu Type 075 có thể mang theo 30 trực thăng chiến đấu đa nhiệm Z-8 và Z-9.
Tờ Hoàn Cầu thời báo dẫn một số nguồn tin tiết lộ Bắc Kinh đang kỳ vọng phát triển máy bay tiêm kích cất cánh đường băng ngắn hạ cánh thẳng đứng để trang bị cho tàu Type 075, để chiến hạm này trở thành tàu sân bay tương tự như Mỹ triển khai chiến đấu cơ F-35 cho tàu đổ bộ lớp America, lớp Wasp. Và Trung Quốc không hề che giấu việc sẽ sớm sử dụng tàu Type 075 ở khu vực Biển Đông.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng đã sở hữu một số tàu vận tải đổ bộ Type 071. Loại tàu này có thể chở vũ khí, bao gồm cả tàu đổ bộ đệm khí, mang theo gần 1.000 lính. Khi kết hợp thủy phi cơ AG600 với các loại tàu Type 075 và Type 071, Trung Quốc có thể hình thành năng lực tác chiến đổ bộ cả đường không lẫn đường biển, mà Biển Đông là một trong các mục tiêu của chiến lược này.
Bình luận (0)