Liên quan mức phí qua trạm, ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN, cho biết đang rà soát để tiến hành giảm giá, giảm vùng ảnh hưởng của các trạm BOT. Hiện Tổng cục đã đạt được sự thống nhất với 10 dự án giảm giá và được sự chấp thuận của Bộ GTVT.
Trong tháng 10, Tổng cục sẽ rà soát hết các dự án, dự án nào đàm phán xong sẽ giảm giá luôn. Tới nay, dự án Pháp Vân - Cầu Giẽ sẽ giảm phí từ ngày 15.10, trạm Đại Yên (dự án nâng cấp QL18 đoạn qua TP.Hạ Long, Quảng Ninh) giảm phí từ 1.11. Việc đàm phán để giảm phí các trạm trên QL5 cũng đang được thực hiện.
tin liên quan
BOT 'giăng lưới' lùa xeTrạm thu phí BOT giống như tấm lưới giăng ra lùa hết xe cộ của người dân để lấy tiền.
Sẽ công bố cá nhân, tổ chức bị xử lý
Trước câu hỏi của PV Báo Thanh Niên về việc những sai phạm từ chỉ định thầu, đặt sai vị trí trạm... đều có trách nhiệm của Bộ GTVT, nhưng vì sao tới nay chưa thấy Bộ lên tiếng lần nào về trách nhiệm quản lý nhà nước về vấn đề này, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông nói Bộ GTVT chịu trách nhiệm quản lý nhà nước trong thực hiện và quản lý dự án thuộc Bộ. Những bất cập về vị trí đặt trạm, việc người dân đi dài hay ngắn cũng đều bị thu phí như nhau (thu phí hở)... đang được rà soát xem xét. “Về xử lý trách nhiệm cá nhân chắc chắn là có, Bộ đang chỉ đạo kiểm điểm, khi nào có số liệu sẽ cung cấp sau”, ông Đông nói.
Để sửa sai cho BOT, ông Đông cho biết, với các tuyến đường hiện hữu, Bộ GTVT kiến nghị không làm BOT như dự án QL22, QL62; chỉ cho làm BOT trên các tuyến mới, khi lập dự án sẽ tham khảo cộng đồng rộng rãi. Lãnh đạo Bộ GTVT cũng thừa nhận, việc sắp xếp các trạm BOT trên QL rất khó khăn, vì dịch đi dịch lại đụng đâu cũng vướng.
tin liên quan
'Thấy rõ lợi ích nhóm trong các hợp đồng BOT'Đó là nhận định của TS Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Chính sách pháp luật và phát triển, khi trả lời phỏng vấn của Thanh Niên xung quanh những khuất tất của các dự án BOT giao thông hiện nay.
Chính phủ yêu cầu Hà Nội thận trọng trong quy hoạch ga Hà Nội
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về quy hoạch xây dựng khu vực ga Hà Nội và vùng phụ cận. Cụ thể, Thủ tướng yêu cầu UBND TP. Hà Nội thận trọng trong công tác quy hoạch, bảo đảm phát triển bền vững.
Liên quan đến góp ý cho đồ án quy hoạch của Hà Nội, tại buổi họp báo của Bộ GTVT chiều 28.9, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho rằng, theo đánh giá chung, cả Hà Nội và TP.HCM đang quá tải về hạ tầng giao thông. Hiện tại, đất dành cho giao thông của 2 TP chỉ khoảng 7 - 8%, trong khi theo quy định từ 16 - 26%, riêng các đô thị đặc biệt phải trên 22%, như vậy đất dành cho giao thông mới chỉ đạt 1/3.
Theo ông Đông, quy hoạch giao thông quốc gia vẫn xác định ga Hà Nội là trung tâm, liên vận quốc tế, trong đó có tuyến đường sắt đô thị số 3 kết nối qua. Theo quy hoạch mới nhất về giao thông Hà Nội được Chính phủ phê duyệt, đường sắt tốc độ cao bắc nam cũng kết nối vào ga Hà Nội. Vì vậy, việc xây dựng phải xem xét mật độ hành khách, mật độ chung giao thông cũng như lưu lượng giao thông quốc gia.
|
Bình luận (0)