Từ bỏ quan điểm lâu nay ủng hộ vùng lãnh thổ này được độc lập, Tây Ban Nha chấp nhận quan điểm của Ma Rốc chỉ dành cho vùng lãnh thổ này quyền tự trị. Sự thay đổi quan điểm đã giúp quan hệ Tây Ban Nha và Ma Rốc được bình thường trở lại. Chỉ có điều quan hệ giữa Tây Ban Nha và Algeria lại trở nên trắc trở như giữa Tây Ban Nha và Ma Rốc trước đấy - cũng vì vùng Tây Sahara.
Binh sĩ Ma Rốc đứng trên một tường đất ở vùng Tây Sahara |
reuters |
Tây Ban Nha đánh đổi quan hệ với Algeria để lấy quan hệ với Ma Rốc, và nhiều khả năng các thành viên khác trong EU và NATO cũng hành động tương tự, bởi Ma Rốc có một con chủ bài sách lược mà Algeria không có.
Tây Ban Nha có một vùng lãnh thổ tên là Ceta giáp ranh với Ma Rốc. Chỉ cần Ma Rốc không kiểm soát biên giới với đảo Ceta thì Tây Ban Nha và EU ngay lập tức sẽ “lãnh đủ”, bởi người tị nạn và di cư từ các nước châu Phi sẽ đi qua Ma Rốc vượt biển đến Ceta. Khi đó, vấn đề người tị nạn và di cư có thể nhanh chóng trở thành cuộc khủng hoảng mới đối với Tây Ban Nha và EU. Trên phương diện này, Ma Rốc không khác gì Thổ Nhĩ Kỳ với chiêu thức đóng mở biên giới với Hy Lạp và Bulgaria mỗi khi cần gia tăng áp lực hay thể hiện thiện chí với EU và hai nước kia. Algeria theo đuổi quan điểm chính sách ủng hộ độc lập cho vùng Tây Sahara, nhưng không có con chủ bài đắc dụng tương tự như Ma Rốc.
Đáng nói là Tây Ban Nha khởi đầu quá trình từ bỏ nguyên tắc lâu nay về pháp lý và đối ngoại trong EU để đổi lấy việc ngăn chặn dòng người tị nạn và di cư. Tiền lệ này rồi sẽ thành thông lệ trong EU.
Bình luận (0)