Đánh giá - Bàn phím cơ Ozone Strike Pro

17/12/2014 15:00 GMT+7

Ozone Strike Pro là một sản phẩm rất đáng cân nhắc với các game thủ đang tìm kiếm một bàn phím cơ full-size, đa chức năng nhưng giá thành lại không quá cao.

Ozone Gaming Gear là thương hiệu sản xuất thiết bị chơi game trên PC (gaming gear) đến từ Châu Âu. Đây là một tên tuổi khá mới trên thị trường Việt Nam, nếu so với các “cựu binh” khác như Razer, SteelSeries hay Tt eSports. Các dòng sản phẩm của Ozone cũng bao gồm các gaming gear quen thuộc như chuột, bàn phím, tai nghe, lót chuột và các phụ kiện khác.

Đánh giá - Bàn phím cơ Ozone Strike Pro

Trong bài viết này, Thanh Niên Game đánh giá một trong những thiết bị của Ozone là bàn phím cơ Ozone Strike Pro (OSP). Sử dụng switch của thương hiệu quen thuộc MX Cherry, OSP có đủ các phiên bản sử dụng 4 loại switch thông dụng: đỏ, nâu, đen và xanh. Phiên bản mà Thanh Niên Game có trong tay dùng switch đỏ, có đặc tính nhấn phím êm, không tiếng động, lực thực thi nhỏ (45g) cho phép thời gian phím nhận tín hiệu gõ nhanh hơn.

Một bàn phím cơ đầy đủ chức năng và tiện dụng

Đánh giá - Bàn phím cơ Ozone Strike Pro

OSP là bàn phím cơ full-size, có đầy đủ cụm phím số numpad bên phải, kèm phần kê tay (palm-rest) gắn liền nên rõ ràng không dành cho các game thủ hay đem thiết bị của mình đi thi đấu game. Cũng vì lý do này mà người viết sẽ không “soi” trọng lượng của OSP (nhà sản xuất công bố là 1,3 kg, cũng không quá nặng). Với chân cao su (feet) khá dày, OSP bám chắc chắn lên bề mặt bàn, và Ozone còn chu đáo khi cung cấp thêm một bộ feet dự phòng để các game thủ có thể thay khi feet hỏng hoặc mòn.

Đánh giá - Bàn phím cơ Ozone Strike Pro

Cũng như những bàn phím cao cấp khác, OSP tích hợp những chức năng quen thuộc như 6 phím macro, chế độ thiết lập profile, chế độ tắt phím Windows (tránh nhấn nhầm văng ra ngoài khi đang chơi game), v.v. Tất cả những chức năng phụ thêm này, bao gồm cả thiết lập nóng Polling rate, độ phản hồi phím (Response time), hay cụm chức năng Media (điều khiển nhạc, âm lượng)… đều được kích hoạt thông qua nhấn kèm phím Function (mang logo Ozone).

Đánh giá - Bàn phím cơ Ozone Strike Pro

Phần kê tay phủ nhựa nhám là một trong những ưu điểm của OSP, tạo thoải mái cho người dùng

Bàn phím có bề mặt là một lớp cao su nhám, giúp hạn chế bám mồ hôi và vân tay. Đây chắc chắn là một điểm cộng khi các game thủ có thể tiết kiệm thời gian lau chùi thường xuyên bàn phím mà vẫn giữ được vẻ thẩm mỹ vốn có. Một điểm cộng khác là các cổng kết nối ngoại vi (tai nghe, micro và một cổng USB) được đặt ở góc trên bên phải, vừa thuận tiện khi sử dụng (với đa phần game thủ thuận tay phải) mà lại hạn chế chuyện vướng víu với tay cầm chuột.

Đánh giá - Bàn phím cơ Ozone Strike Pro

Đèn nền 2 màu, với đèn đỏ dành cho các cụm phím hay dùng khi chơi game

Đánh giá - Bàn phím cơ Ozone Strike Pro

Phím thanh dài (Space bar) cùng dòng chữ Strike Pro

OSP trang bị đèn nền với 2 màu trắng và đỏ: đỏ là cụm phím chơi game QWE - ASD, cụm phím mũi tên và phím ESC. Các phím còn lại có đèn nền trắng, trong đó thanh Space bar phát sáng dòng chữ Strike Pro khá đẹp mắt. Bàn phím trang bị 6 chế độ hiển thị bao gồm:

  • Tắt toàn bộ
  • Tắt mờ (pulsating) liên tục
  • Thay đổi độ sáng cụm phím đèn trắng (3 cấp độ), cụm đèn đỏ không thay đổi
  • Chỉ sáng cụm phím đèn đỏ.

Dù vẫn còn một số nhược điểm

Nhìn chung, đèn nền của OSP khá sáng và đẹp. Tuy nhiên, vẫn có điểm bất cập là chế độ gaming-mode (tắt phím Windows) hiển thị trạng thái không hợp lý. Khi tắt phím Windows (nhấn tổ hợp phím Ozone + Print Scr), đèn nền trên phím… Print Scr bật sáng và tắt khi ngược lại. Đáng lẽ nhà sản xuất nên thiết kế tắt mở đèn nền cùa chính phím Windows sẽ hợp lý hơn. Điều kỳ lạ là các phím Caps Lock và Num Lock  có thể tắt mở đèn nền ngay trên phím để báo trạng thái của chính chúng. Ngoài ra, ở chế độ chớp tắt liên tục, đèn nền của OSP chớp tắt không được mượt mà, có thể thấy rõ sự ngắt quãng.

Đánh giá - Bàn phím cơ Ozone Strike Pro

Ngoài ra, theo đánh giá của riêng người viết, biểu tượng mũi tên các trên phím di chuyển chưa đẹp. Các mũi tên rất to, thiếu nhất quán với với font chữ mảnh dẻ trên biểu tượng của các phím khác.

Dùng switch đỏ nên OSP hầu như không phát tiếng động khi gõ phím. Tuy nhiên, điều này lại không được áp dụng với phím Space bar, khi gõ vẫn tạo âm thanh khá lớn. Người viết so sánh đồng thời với bàn phím cơ BlackWidow Ultimate của Razer, dùng switch xanh có tiếng gõ to nhất và nhận thấy độ ồn của thanh dài 2 bàn phím là… gần như nhau.

Đánh giá - Bàn phím cơ Ozone Strike Pro

Trình điều khiển của OSP đơn giản, trực quan

Trình điều khiển của OSP khá đơn giản và dễ sử dụng, bao gồm các chức năng:

  • Main control: quản lý và thay đổi chức năng các phím.
  • Macro setting: thiết lập chức năng cho 6 phím Macro.
  • Advance settings: chỉnh Polling rate, thời gian phản hồi phím (key response time), bật tắt chức năng phím Windows và thiết lập chế độ đèn nền.

Những chức năng này có thể được tinh chỉnh “nóng” trên bàn phím (kết hợp phím Ozone) mà không cần vào trình điều khiển. Tuy nhiên, trình điều khiển không cung cấp nội dung hiển thị trên màn hình khi tinh chỉnh nên người dùng khó biết được mình đang chọn thiết lập nào (với các điều chỉnh Polling rate hay Response time).

Đánh giá - Bàn phím cơ Ozone Strike Pro

OSP dùng switch đỏ của MX Cherry, cho cảm giác bấm êm và không gây tiếng động

Nói về Polling rate, theo đánh giá của người viết chức năng này không thực sự có tác dụng, hoặc nếu có thì cũng rất nhỏ, khó nhận biết với đa số người dùng. Với các game thủ sử dụng chuột chơi game, có lẽ đều rõ thông số này dùng để tinh chỉnh độ nhạy của chuột khi di chuyển, vốn rất hữu ích. Còn với bàn phím, nhất là với bàn phím cơ vốn đã rất nhạy (bạn chỉ cần nhấn phím xuống khoảng 2mm là tín hiệu đã được ghi nhận) thì trừ phi bạn có tốc độ của… siêu anh hùng, sẽ không thể cảm nhận được sự khác biệt. Nói tóm lại, tính năng tinh chỉnh Polling rate có lẽ để phục vụ cho việc quảng cáo, marketing của nhà sản xuất là chính.

Cuối cùng, một yếu tố không thể không nhắc tới là mức giá. Với giá tham khảo 2.550.000 đồng, OSP không hề rẻ và tương đương với đối thủ Razer BWU 2014. Dĩ nhiên Ozone sẽ hoàn toàn thua sút so với Razer về mặt thương hiệu, một trong những yếu tố quan trọng khi các game thủ lựa chọn gaming gear cao cấp. Dù vậy OSP vẫn có ưu điểm là vẫn sử dụng switch MX Cherry.

Một sản phẩm đáng cân nhắc cho các tín đồ bàn phím cơ

Nói tóm lại, Ozone Strike Pro vẫn là một bàn phím cơ tốt, thích hợp với các game thủ chơi game tại nhà. Bàn phím vẫn tồn tại một số nhược điểm, nhưng hầu hết đều không đáng kể và sẽ không ảnh hưởng nhiều đến trải nghiệm chơi game của người sử dụng.

Đây sẽ là một thiết bị đáng đồng tiền bát gạo cho các game thủ muốn có một bàn phím cơ full-size phục vụ đa chức năng, không đủ khả năng đến với các sản phẩm “hàng hiệu” Ducky hay Filco và đặc biệt, muốn trải nghiệm một thương hiệu mới lạ.

Một số hình ảnh khác của Ozone Strike Pro:

Đánh giá - Bàn phím cơ Ozone Strike Pro

Đánh giá - Bàn phím cơ Ozone Strike Pro

Đánh giá - Bàn phím cơ Ozone Strike Pro

Đánh giá - Bàn phím cơ Ozone Strike Pro

Đánh giá - Bàn phím cơ Ozone Strike Pro

Đánh giá - Bàn phím cơ Ozone Strike Pro

Đánh giá - Bàn phím cơ Ozone Strike Pro

Đánh giá - Bàn phím cơ Ozone Strike Pro

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.