Đánh giá nhanh Galax RTX 2060 1-Click OC 6GB

18/03/2019 12:10 GMT+7

RTX 2060 có lẽ là con đường tiết kiệm ngân sách nhất của Nvidia. Galax RTX 2060 1-Click OC 6GB được sinh ra cho đúng mục đích này.

Nhỏ gọn nhưng cũng có nhiều món "ăn chơi", đó là những gì Galax đem lại cho sản phẩm RTX 2060 của mình.
Ưu điểm:
Giá khá đẹp.
Thiết kế đơn giản và mỏng không chiếm quá nhiều diện tích khi lắp đặt.
Tích hợp công nghệ ray-tracing RTX.
Hiệu năng mặc định khá tốt ở độ phân giải 1440p, 1080p và xấp xỉ flagship một thời GTX 1080 8GB.
Khả năng ép xung khá cao.
Quạt làm mát sử dụng công nghệ quạt bán chủ động giảm độ ồn.
Độ ồn khi kéo quạt tối đa ở mức chấp nhận được.
Điện năng tiêu thụ thấp ngay cả khi ép xung, chỉ cần nguồn công suất thực 400W là đủ dùng.
Nhược điểm:
 Xung bộ nhớ không được ép xung sẵn so với bản RTX 2060 gốc.
Thiếu cổng USB-C
Không có đèn LED RGB và Backplate hỗ trợ.
Nhiệt độ chưa thực sự lý tưởng
Hiệu năng sau khi ép xung và đặc biệt là chế độ ép xung tự động 1-Click OC chưa thực sự hiệu quả.
 



 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Thiết kế
Nếu như đã từng sở hữu qua các mẫu card đời series 10 của Galax, bạn sẽ không khó để nhận ra chúng đều có chung một ngôn ngữ thiết kế với lớp giáp mặt trước bằng nhựa cùng một số họa tiết cắt khía khá đặc trưng.
Hệ thống tản nhiệt của RTX 2060 1-Click OC bao gồm 2 quạt chân vịt làm mát 9cm thổi vào bộ tản nhiệt có 2 ống đồng dẫn nhiệt từ nhân GPU. Luồng gió nóng sẽ được đẩy lên đỉnh card và chuyển ra ngoài từ quạt thổi phía sau của thùng máy. 2 quạt của chiếc card này đều sở hữu công nghệ quạt quay bán chủ động, theo đó chỉ khi nào nhiệt độ card chạm mức 60*C thì 2 cánh quạt mới bắt đầu quay để đảm bảo độ ồn phát ra luôn êm ái khi sử dụng, nhất là khi bạn là người dùng benchtable hoặc sử dụng thùng máy hở nắp.
Dàn cổng kết nối của card có 3 cổng kết nối bao gồm DisplayPort 1.4a, HDMI 2.0b và DVI-D. Để giảm chi phí và có giá tốt nhất, RTX 2060 1-Click OC của Galax sẽ không có cổng USB-C cũng như 1 cổng Display Port 1.4. 
RTX 2060 1-Click OC cần một đầu cấp nguồn 8 pin để hoạt động, thông số tổng điện năng tiêu thụ của chiếc card này từ nhà sản xuất chỉ là 150W.


Hệ thống thử nghiệm, các thiết lập game, trình benchmark và kết quả:

Cấu hình giản lược:
Cấu hình chi tiết:
Phần mềm benchmark:
3DMark 2013 FireStrike/Extreme/Ultra
3DMark 2013 TimeSpy/Extreme
3DMark 2013 Port Royal
Unigine Superposition 4K Optimized/Full HD Extreme
Game:
Assassin's Creed Odyssey Ultra High preset 1080p/1440p/4K
Assassin's Creed Origins Ultra High preset 1080p/1440p/4K
Far Cry 5 Ultra preset 1080p/1440p/4K
Final Fantasy XV benchmark High preset/DLSS 1080p/1440p/4K
Middle Earth: Shadow of War Ultra preset 1080p/1440p/4K
Shadow of the Tomb Raider DX12 Highest preset 1080p/1440p/4K
Để biết được sức mạnh của RTX 2060 1-Click OC như thế nào, sẽ dùng mẫu card tiền nhiệm GTX 1060 6GB cũng như những người anh em của nó như RTX 2070, 2080, GTX 1070 Ti, 1080, 1080 Ti để làm phép thử. Lưu ý là những chiếc card được đem ra so sánh với chiếc card của Galax đều là phiên bản gốc Founders Edition.
Dưới đây là biểu đồ hiệu năng của card đồ hoạ Galax RTX 2060 1-Click OC:

Trước:
Sau:
Trước:
Sau:
Đầu tiên, hãy xét đến bài test Port Royal và Final Fantasy XV DLSS, đây là hai bài test sử dụng công nghệ hình ảnh mới chỉ dành riêng cho dòng card RTX trong đó có RTX 2060 1-Click OC, RTX 2070 và 2080 Founders Edition. Ở đây, không thấy có gì khác biệt ở điểm số hiệu năng khi chiếc card vốn có định vị thấp hơn thua thiệt hoàn toàn so với hai người đàn anh của mình.

Trở lại với các bài test FireStrike/Extreme/Ultra nền tảng DirectX 11 tương ứng với 3 mức độ phân giải 1080p, 1440p và 2160p, RTX 2060 1-Click tỏ ra tương đối vượt trội so với các mẫu card dòng GTX 1060 6GB và 1070 Ti, xấp xỉ gần bằng GTX 1080 và chỉ nằm dưới GTX 1080 Ti, RTX 2070 và 2080. Trong khi đó, chuyển lên nền tảng DirectX 12 với hai bài TimeSpy/Extreme tương ứng với 2 mức độ phân giải 1440p và 2160p, RTX 2060 1-Click OC tiếp tục làm khó các mẫu GTX từ 1080 trở xuống, thậm chí cả hai bài này, RTX 2060 1-Click OC còn hơn GTX 1080 về hiệu năng.

Tiếp theo là Unigine Superposition với hai bài 4K Optimized/Full HD Extreme, bài 4K Optimized RTX 2060 1-Click OC đuối hơn một chút so với GTX 1080 và 1070 Ti tuy nhiên khi chuyển qua Full HD Extreme thì lại khác, chiếc card của Galax đánh bại cả hai chiếc card dòng 10-series kia với điểm số vượt trội hơn hẳn. Trở lại với Final Fantasy XV không DLSS, RTX 2060 1-Click vẫn xấp xỉ với GTX 1080 và loại tất cả đại diện còn lại của dòng 10-series trừ 1080 Ti ra khỏi vòng chiến.

Đến các bài test game thực tế bao gồm Assassin's Creed Odyssey, Assassin's Creed Origins, Far Cry 5 và Shadow of the Tomb Raider DX12 thì RTX 2060 1-Click OC không chỉ có hiệu năng vượt xa người tiền nhiệm GTX 1060 6GB mà còn xấp xỉ cả mẫu card đầu bảng một thời của dòng GeForce 10-series là GTX 1080, thậm chí vài bài test còn cho thấy chiếc card của Galax còn mạnh hơn cả GTX 1080 nữa. Với giá thành rẻ hơn so với GTX 1080 lúc mới ra mắt, các mẫu RTX 2060 trên thị trường nói chung và phiên bản 1-Click OC của Galax nói riêng sẽ là sự lựa chọn tốt nếu như bạn chưa từng sở hữu GTX 1080 trước đây cũng như có ý định nâng cấp từ card đồ họa thấp hơn.

Tiếp theo tôi sẽ tiến hành ép xung chiếc card RTX 2060 1-Click OC của Galax. Chiếc card này có chế độ ép xung tự động đúng với tên gọi 1-Click OC của nó. Tính năng này nằm trong bộ phần mềm Xtreme Tuner chính hãng của Galax và bạn sẽ kích hoạt được tính năng này ngay ở giao diện chính của chương trình.

Sau khoảng 1h đồng thử nghiệm, tôi đã tìm ra mức xung ép lý tưởng cho chiếc card này như sau:
Với xung nhân và bộ nhớ lần lượt cao hơn xung gốc 7% và 12%, Galax RTX 2060 1-Click OC sẽ thể hiện như thế nào:
Trước:
Sau:
Trước:
Sau:
Sau khi ép xung bằng tay, hiệu năng của RTX 2060 1-Click OC trên các bài test game phần nào được cải thiện so với mức mặc định. Tuy nhiên, mức độ chênh lệch FPS trước và sau ép xung không thực sự lớn, nguyên nhân có thể nằm ở cơ chế hoạt động của xung nhịp do Galax định sẵn cho chiếc card này.

Nhiệt độ hoạt động

Nhiệt độ lý tưởng khi card hoạt động tối đa là < 79*C ở phòng bình thường và <75*C ở phòng máy lạnh, cả hai trường hợp hệ thống tản nhiệt của chiếc card RTX 2060 1-Click OC hoạt động tương đối khá, khi mà nhiệt độ ở mức xung gốc đã đạt cao nhất là 75*C trong phòng máy lạnh. 

Độ ồn
 Hai quạt của RTX 2060 1-Click OC đều sử dụng công nghệ quay bán chủ động do đó tôi đo độ ồn khi hai quạt chưa quay để xác định âm thanh môi trường, sau đó tiếp tục đo khi quạt quay do tải nặng và tốc độ quạt 100%.
Theo bảng dải độ ồn dưới đây, độ ồn tối đa khi 2 quạt quay 100% mà Galax RTX 2060 1-Click OC sinh ra nằm ở mức chấp nhận được, không gây khó chịu cho người sử dụng. Ở đây đang đo độ ồn khi tháo nắp thùng máy và độ ồn trên sẽ hạ xuống khá nhiều nếu như đóng thùng máy lại.

Công suất tiêu thụ
Xem công suất tiêu thụ tổng thể trong 2 trường hợp card đồ hoạ nghỉ và tải nặng tương ứng với mức xung mặc định và ép xung.
Mặc định:
Ép xung:
Trước
Sau
Với công suất đo được tối đa trong trường hợp ép xung còn chưa đến 400W, thực tế bạn chỉ cần một bộ nguồn công suất thực tầm 400W là quá đủ để cân RTX 2060 1-Click OC của Galax. Nên nhớ rằng hệ thống sử dụng test đã được ép xung CPU và RAM lên mức cao với Ryzen 5 1600 chạy [email protected] và Corsair Vengeance LPX [email protected], kết hợp cùng chiếc card đồ hoạ của Galax cũng được ép xung mà chỉ tiêu thụ tối đa có 306W đã cho thấy khả năng tiết kiệm điện tuyệt vời của sản phẩm.
Kết luận
Galax RTX 2060 1-Click OC 6GB có khả năng ép xung khá cao, được tích hợp công nghệ ray-tracing RTX. Hiệu năng sản phẩm mặc định khá tốt ở độ phân giải 1440p, 1080p và xấp xỉ flagship một thời GTX 1080 8GB.
Quạt làm mát của sản phẩm được sử dụng công nghệ quạt bán chủ động giảm độ ồn. Ngoài ra ưu điểm của sản phẩm là điện năng tiêu thụ thấp ngay cả khi ép xung, chỉ cần nguồn công suất thực 400W là đủ dùng. Galax RTX 2060 1-Click OC 6GB đang được bán với giá 9.700 triệu đồng tùy nơi bán. Đây là mức giá hấp dẫn nhưng sở hữu sản phẩm với những tính năng vượt trội.


Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.