Danh họa Bùi Xuân Phái, Nguyễn Gia Trí qua góc nhìn của họa sĩ Lê Đại Chúc

07/03/2023 15:58 GMT+7

Triển lãm mỹ thuật Lê Đại Chúc - ngày trở về của họa sĩ Lê Đại Chúc khai mạc tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, trưng bày khoảng 90 bức tranh đặc sắc của ông, trong đó có những tác phẩm vẽ danh họa Bùi Xuân Phái, Nguyễn Gia Trí và cả... Albert Einstein.

Nhớ mãi kỷ niệm với những người thầy trong lĩnh vực mỹ thuật, họa sĩ Lê Đại Chúc kể về nhiều lần được làm việc trực tiếp và học hỏi từ họa sĩ Nguyễn Sáng, họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm và danh họa Bùi Xuân Phái, nhờ đó ông đã có thể học được những kỹ thuật đỉnh cao.

Danh họa Bùi Xuân Phái, Nguyễn Gia Trí 'qua góc nhìn' họa sĩ Lê Đại Chúc   - Ảnh 1.

Danh họa Bùi Xuân Phái, Nguyễn Gia Trí 'qua góc nhìn' họa sĩ Lê Đại Chúc   - Ảnh 3.

Danh họa Bùi Xuân Phái, Nguyễn Gia Trí 'qua góc nhìn' họa sĩ Lê Đại Chúc   - Ảnh 4.

Danh họa Bùi Xuân Phái, Nguyễn Gia Trí 'qua góc nhìn' họa sĩ Lê Đại Chúc   - Ảnh 5.

Danh họa Bùi Xuân Phái, Nguyễn Gia Trí 'qua góc nhìn' họa sĩ Lê Đại Chúc   - Ảnh 6.

Các tác phẩm tuyển chọn của họa sĩ Lê Đại Chúc trưng bày tại triển lãm

NVCC

"Trước thời kỳ đổi mới của đất nước, đời sống còn nhiều khó khăn, để giúp thầy Nguyễn Sáng và Nguyễn Tư Nghiêm có thêm thu nhập, tôi đã thay mặt công ty tàu biển đặt hai thầy bức tranh sơn mài khổ lớn với giá 4 cây vàng, thời đó số tiền này có thể đủ mua một căn nhà…" - họa sĩ Lê Đại Chúc tiết lộ.

Và vì có nhiều gắn bó, ông đã vẽ chân dung Nguyễn Gia Trí, tác phẩm ông vẽ danh họa Nguyễn Gia Trí đang được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Một bức chân dung khác của danh họa Nguyễn Gia Trí thuộc Bảo tàng tư nhân Đức Minh. Chân dung thi sĩ Lê Đại Thanh (bố của họa sĩ) cũng thuộc về bộ sưu tập của Bảo tàng tư nhân Đức Minh. Bức Mưa trong nắng nằm trong bộ sưu tập của ông Edward Heath - Cố Thủ tướng Anh. Một bức khác đã được Giám đốc đương nhiệm Đài Phát thanh London (hồi năm 1995) mua về làm bộ sưu tập cá nhân.

Danh họa Bùi Xuân Phái, Nguyễn Gia Trí 'qua góc nhìn' họa sĩ Lê Đại Chúc   - Ảnh 7.

Người yêu tranh đến xem triển lãm mỹ thuật 'Lê Đại Chúc - ngày trở về' của họa sĩ Lê Đại Chúc vừa khai mạc tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM

Năm 1995, họa sĩ Lê Đại Chúc được bà Anabel Loyd - Chủ tịch tổ chức Street Kid Internetional (Tổ chức trẻ em đường phố thế giới) do Công nương Diana sáng lập mời sang triển lãm tranh tại London (Anh). Tranh bán tại đây được sử dụng cho Quỹ Street Kid Internetional.

Tranh chân dung của Lê Đại Chúc cho thấy 'một tài năng không cần bàn cãi'

Sang Anh một thời gian ngắn, nhiều người đã biết tới danh tiếng Lê Đại Chúc - một họa sĩ Việt Nam có tài vẽ chân dung. Họa sĩ Humphrey Ocean - Viện sĩ Viện Hàn lâm Mỹ thuật Hoàng gia Anh đã mời Lê Đại Chúc tới xưởng vẽ của ông để cả hai cùng vẽ chân dung cho nhau. "Sau 2 tiếng, tôi vẽ xong một bức chân dung ông viện sĩ còn ông ấy hoàn thành 2 bức chân dung tôi. Quả không hổ danh viện sĩ Viện Hàn lâm, nhưng ông ấy cũng phải nói: "Bức chân dung ông Chúc vẽ tôi là bức chân dung đẹp nhất mà tôi đã từng được các đồng nghiệp vẽ" - họa sĩ kể lại.

Nhà phê bình nghệ thuật người Anh David Deveraux đánh giá Lê Đại Chúc là họa sĩ bậc thầy. Ông nhận định: "Toàn bộ tranh chân dung của Lê Đại Chúc cho thấy một tài năng không cần bàn cãi của một họa sĩ chân dung hiện thực... Trong một thời đại mà một sự sắp xếp hổ lốn những sắt thép, nệm rách, nilông vào làm một nhằm tạo ra những cái giả danh nghệ thuật thì việc xem nghệ thuật được mài giũa một cách sắc bén của Lê Đại Chúc là một sự cổ vũ to lớn".

Danh họa Bùi Xuân Phái, Nguyễn Gia Trí 'qua góc nhìn' họa sĩ Lê Đại Chúc   - Ảnh 8.

Nguyễn Gia Trí số 01. Lê Đại Chúc. Acrylic. 45 x 54 cm. 2021

Danh họa Bùi Xuân Phái, Nguyễn Gia Trí 'qua góc nhìn' họa sĩ Lê Đại Chúc   - Ảnh 9.

Nguyễn Gia Trí số 02. Lê Đại Chúc. Acrylic. 45 x 54 cm. 2021

Danh họa Bùi Xuân Phái, Nguyễn Gia Trí 'qua góc nhìn' họa sĩ Lê Đại Chúc   - Ảnh 10.

Nguyễn Gia Trí số 03. Lê Đại Chúc. Acrylic. 78 x 100 cm. 2010

NVCC

Danh họa Bùi Xuân Phái sinh thời cũng từng nói với họa sĩ Lưu Công Nhân: "Chúc sẽ trở thành một Grand Maitre". Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, một trong những người bạn của họa sĩ, nói: "Chúc là vua chân dung", còn GS Vũ Khiêu sau khi dự triển lãm Vũ trụ và con người của họa sĩ Lê Đại Chúc đã tặng họa sĩ đôi câu đối: "Ngọn bút anh linh, trăm bức đan thanh bừng nét ngọc/Nếp nhà hương sắc, một cây đại thụ nở đầy hoa". GS Vũ Khiêu dặn họa sĩ: "Câu đầu tặng cháu, câu sau tặng bố cháu, một người chú rất quý mến".

Họa sĩ Lê Đại Chúc tự sự: "Xem tranh thấy được toàn bộ con người của họa sĩ. Vì vậy vẽ gì thì vẽ vẫn chỉ là tự họa. Tự họa không phải là nhìn gương để vẽ mình mà là vật chất hóa linh hồn mình".

Danh họa Bùi Xuân Phái, Nguyễn Gia Trí 'qua góc nhìn' họa sĩ Lê Đại Chúc   - Ảnh 11.

Bùi Xuân Phái. Lê Đại Chúc. Acrylic. 63 x 77 cm. 2008

Danh họa Bùi Xuân Phái, Nguyễn Gia Trí 'qua góc nhìn' họa sĩ Lê Đại Chúc   - Ảnh 12.

Albert Einstein. Lê Đại Chúc. Acrylic. 72 x 90 cm. 2014

NVCC

Sau tất cả những chuyến du ngoạn và những bức tranh vẽ danh họa Bùi Xuân Phái, Nguyễn Gia Trí và cả... Albert Einstein được ngưỡng mộ và được giới sưu tầm tranh tại Anh, Mỹ, Pháp… tìm mua tác phẩm, Lê Đại Chúc giữ lại tâm thế thiền bên giá vẽ. "Từ - bi - hỉ - xả", ông coi mọi thứ đều là vô thường. Cuộc sống hiện tại của người họa sĩ ở tuổi 80 an yên bên cạnh gia đình, vợ con và các cháu. Hàng ngày, ông vẫn làm việc miệt mài với cọ và màu, nuôi giữ ngọn lửa đam mê cùng nghệ thuật hội họa giữa hàng ngàn bức vẽ sơn dầu khổ lớn đẹp lộng lẫy để có dịp lại giới thiệu đến công chúng.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.