Mục tiêu tấn công là lực lượng vũ trang mà Mỹ cho là thân Iran và được Iran hậu thuẫn về chính trị, tài chính lẫn quân sự để hoạt động ở Syria và Iraq.
Tiêm kích F-15 Đại bàng của Mỹ |
afp |
Thông điệp của Mỹ xưa nay với những cuộc tấn công như vậy vào Syria là Washington rút quân khỏi Syria nhưng không có nghĩa chấm dứt hoàn toàn hành động quân sự ở Syria. Thông điệp này giúp trấn an các đồng minh của Washington trong khu vực vốn luôn kỳ vọng nhiều vào vai trò chính trị an ninh của Mỹ ở khu vực thông qua can dự quân sự trực tiếp vào đâu đó trong khu vực. Giống như những người tiền nhiệm, ông Biden dùng cuộc không kích này để răn đe Iran và cảnh báo cả Syria lẫn Nga.
Nhưng ông Biden khác những người tiền nhiệm ở hai điểm. Thứ nhất, ông Biden dùng cuộc không kích này để biểu lộ cho thế giới bên ngoài, đặc biệt các đồng minh trong khu vực, là dù bận rộn đối địch Nga ở châu Âu liên quan chiến sự Ukraine hay đối phó thách thức ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, thì Mỹ vẫn không hề sao nhãng vấn đề Syria và Iraq.
Thứ hai, Mỹ và Iran đang dọn dẹp những trở ngại cuối cùng để có thể ký kết thỏa thuận mới về giải pháp cho vấn đề hạt nhân của Tehran. Israel phản đối kịch liệt mọi thỏa thuận giữa Mỹ và Iran về giải pháp cho vấn đề hạt nhân của Iran. Ông Biden dùng cuộc không kích vừa rồi để thị uy Iran và trấn an Israel, hàm ý dẫu có ký kết với Iran thỏa thuận mới thì vẫn tiếp tục đối địch Iran.
Bình luận (0)