Thành lập từ năm 1897, nhà máy hiện thuộc sở hữu của tập đoàn Albany Engineering và có tên trong Sổ bộ Địa danh Lịch sử Quốc gia (NRHP) của Mỹ - danh sách liệt kê các địa danh, công trình, hiện vật có giá trị đáng bảo tồn.
Theo Tom's Hardware, CEO Jim Besha cho biết: "Chúng tôi nghĩ rằng đây là nhà máy năng lượng tái tạo lâu đời nhất trên thế giới còn hoạt động". Ông khẳng định họ có thể "kiếm được nhiều tiền nhờ Bitcoin hơn là bán điện cho lưới điện quốc gia".
Khai thác Bitcoin cần "trâu cày" khủng và tiêu tốn rất nhiều năng lượng. Gần đây, những chỉ trích về việc Bitcoin gây ô nhiễm môi trường đã khiến một số cơ sở chuyển sang khai thác bằng những nguồn năng lượng tái tạo, ví dụ nhà máy thủy điện mà chúng ta đang nói tới, hay hoạt động khai thác bằng năng lượng núi lửa ở El Salvador.
Tuy nhiên, Jim Besha không đặt cược tất cả vào Bitcoin. Vì biết thị trường tiền mã hóa rất dễ biến động, ông thường chọn cách bán số Bitcoin khai thác được thay vì giữ lại. Ông nói: "Chúng tôi chỉ đang thử nghiệm. Chúng tôi mua các dàn máy đã qua sử dụng".
Không rõ dự luật cấm khai thác tiền số ở New York sẽ ảnh hưởng ra sao đến kế hoạch của tập đoàn Albany Engineering. Đây có thể là lý do khiến CEO Jim Besha không cam kết hoàn toàn với tiền mã hóa. Dự luật S6486B đã được Thượng viện New York thông qua và đang chờ Quốc hội New York bỏ phiếu. Theo đó, dự luật đề xuất tạm hoãn mọi hoạt động khai thác trong 3 năm nhằm đánh giá tác động của tiền mã hóa đối với môi trường.
Bình luận (0)