Dĩ nhiên cũng là... cơ hội du lịch. Vì thế, ngay từ lúc bước vào công ty, dù chỉ là vị trí nhân viên bình thường thì bạn hãy luôn chứng tỏ mình là người có năng lực. Vì như vậy bạn mới được để mắt tới trong những chuyến đào tạo ở nước ngoài và cơ hội thăng tiến của bạn sẽ đến ngay sau đó” - T.Nam, trưởng phòng Sales của một tập đoàn điện tử có trụ sở ở TP.HCM nói.
Cái mà nhiều công ty, tập đoàn, tổ chức lớn đang làm là “quy tụ chất xám trong một vài tinh hoa”. Những “tinh hoa” này chính là các chủ nhiệm dự án, các điều phối, các quản lý bộ phận có năng lực, sẽ thường xuyên được bay sang các nước có trụ sở. Tập đoàn T. có thị trường chủ yếu ở châu u còn có các chương trình đào tạo theo kiểu học bổng. Nhân viên suất sắc hay được gửi sang học hỏi văn phòng đang hoạt động bên Singapore và học về viễn thông ở châu u.
Hiệu quả của những khóa học cao cấp này nhìn thấy khá rõ, vì những nhân vật được cử đi đều rất giỏi và có ý thức nghiêm túc trong việc nâng cao nghiệp vụ. Tuy nhiên, có vài công ty đã phải “ngậm đắng nuốt cay” vì sau khi những “tinh hoa” này được ưu ái đủ thứ đã biến thành “con cò dò lên cây”, không chịu ở lại cống hiến cho mình mà lại nhảy sang công ty khác!
Đối với ngành CNTT thì việc đào tạo kỹ thuật gắn liền với các chứng chỉ quốc tế, coi như một “thước đo giá trị” góp phần nâng cao uy tín của công ty trên thị trường. Có những tập đoàn cử hẳn một đội ngũ chuyên đi học lấy chứng chỉ quốc tế để công ty đưa vào hồ sơ tham gia các dự án. Vì thế họ sẵn sàng bỏ ra nguồn kinh phí không nhỏ để “nuôi” đội ngũ này, bù lại họ kiếm được khá nhiều dự án béo bở.
Các khóa học đại trà: cơ hội cho tất cả
Tổ chức các buổi training, các khóa học về nghiệp vụ ngay tại công ty là dạng đào tạo chuyên môn phổ biến nhất hiện nay. Chúng được tổ chức hàng tuần, hàng tháng về từng kỹ năng cụ thể như: tiếp xúc khách hàng, quảng bá thương hiệu, kỹ năng giao tiếp... Giảng viên thường là chính giám đốc điều hành hay chủ nhiệm dự án cao cấp. Cũng có thể mời chuyên gia của các đối tác, nhân vật từ các doanh nghiệp và tổ chức đào tạo nghiệp vụ uy tín, nhiều công ty mời cả chuyên gia “Tây” về giảng. Chi phí cho mỗi tiếng như vậy mất cả ngàn đô.
Nhìn từ thực tế thì nhiều buổi training, nhiều khóa học đã không thực sự mang lại hiệu quả. Như gần đây công ty P. tổ chức khóa học về nghiệp vụ ngân hàng cho nhân viên, đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi không mấy vui vẻ. Chị T. nhận xét: “Tên một số chương trình đào tạo cán bộ đều nghe rất “kêu” nhưng trong thực tiễn chúng quá khô cứng, thiếu thực chất. Có nhiều giảng viên dù có chức vụ và bằng cấp cao nhưng dạy rất buồn tẻ, kiến thức thì mang tính sách vở...”. Còn có những lý do khác như sự thiếu tự nguyện của nhân viên, thời gian học vào giờ “quáng gà” nên mệt mỏi và buồn ngủ, việc cử người học chưa được cân nhắc kỹ lưỡng...
M.Q
Bình luận (0)