Đau bụng sau khi ăn đồ béo có nguy hiểm không?

23/06/2022 00:08 GMT+7

Đau bụng sau khi ăn có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm ăn quá nhiều, quá nhanh, khó tiêu, không dung nạp thực phẩm, hoặc trong trường hợp nghiêm trọng hơn do một số bệnh tiềm ẩn.

Tuy nhiên, đau bụng dữ dội và thường xuyên có thể là dấu hiệu của một mối lo ngại tiềm ẩn về sức khỏe và cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.

Đau bụng sau khi ăn nhiều dầu mỡ

Đau bụng sau khi ăn - đặc biệt là sau khi ăn nhiều dầu mỡ - là dấu hiệu rõ nhất của sỏi mật.

Cơn đau đột ngột và dữ dội ở giữa bụng, ngay dưới xương ức hoặc bụng trên bên phải, đôi khi đau lan ra sau lưng và vai phải, theo Times Of India.

Đau bụng sau khi ăn - đặc biệt là sau khi ăn nhiều dầu mỡ - là dấu hiệu rõ nhất của sỏi mật

Shutterstock

Cơn đau xuất hiện sau khi ăn có nghĩa là có một viên sỏi mật đang chặn ống dẫn mật. Túi mật co bóp gây đau. Thông thường, tình trạng này xảy ra sau khi ăn một bữa ăn nhiều chất béo. Cơn đau có thể kéo dài từ vài phút đến hàng giờ.

Cơn đau bụng do sỏi mật thường sẽ tự hết. Nhưng nếu đau bụng thường xuyên và kéo dài, cần đi khám sớm.

Theo Phòng khám Narayara Health (Ấn Độ), cơn đau do sỏi mật thường kèm theo các triệu chứng như:

Buồn nôn và nôn đột ngột: Nếu bắt đầu cảm thấy buồn nôn và nôn đột ngột, đặc biệt là sau khi ăn no, thì tốt nhất bạn nên đi khám ngay lập tức.

Ợ nóng: Hầu hết các triệu chứng sỏi mật bắt chước chứng khó tiêu như ợ chua, đau thắt bụng và trào ngược axit.

Vàng da vàng mắt - Nước tiểu sẫm màu và phân có màu sáng: Đây là dấu hiệu cho thấy ống mật bị tắc. Ngay khi nhận thấy những triệu chứng sỏi mật này, hãy đi khám ngay lập tức.

Sốt và ớn lạnh: Nếu bị sốt, ớn lạnh, đau bụng dai dẳng cùng với buồn nôn từng cơn, nghĩa là đường ra của túi mật đã bị chặn, dẫn đến nhiễm trùng. Nhiễm trùng có thể gây tử vong nếu không cấp cứu kịp, vì vậy, cần phải tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay.

Cơn đau bụng do sỏi mật thường sẽ tự hết. Nhưng nếu đau bụng thường xuyên và kéo dài, cần đi khám sớm

Shutterstock

Chế độ ăn uống ngăn ngừa sỏi mật

Một số loại thực phẩm nên tránh, bao gồm:

Thực phẩm giàu chất béo chuyển hóa và chất béo không lành mạnh

Thực phẩm chế biến

Carbohydrate đơn như đường và bánh mì

Một số loại thực phẩm giúp duy trì túi mật khỏe mạnh:

Trái cây và rau

Sữa ít béo

Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa và vitamin C

Protein từ thực vật như đậu phụ, các loại đậu

Chất béo lành mạnh từ các loại hạt và cá

Cà phê đen không đường, theo Narayara Health.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.