Dấu hiệu gan bị tổn thương

13/12/2023 00:06 GMT+7

Gan là một cơ quan quan trọng, giúp loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể và lưu trữ các chất dinh dưỡng cần thiết.

Tổn thương gan có thể gây đông máu, khó tập trung, lú lẫn, rối loạn giấc ngủ và nhiều vấn đề sức khỏe khác, theo tờ Hindustan Times.

Ông Gaurav Chaubal, bác sĩ chuyên về gan làm việc tại Bệnh Viện Global (Ấn Độ), cho biết: "Có nhiều biểu hiện tổn thương gan. Theo đó, gan viêm hoặc to sẽ gây vàng da, đau bụng, sưng tấy,... Việc nhận biết sớm các dấu hiệu này là rất quan trọng để can thiệp y tế kịp thời".

Dấu hiệu tổn thương gan - Ảnh 1.

Tổn thương gan có thể gây đông máu, khó tập trung, lú lẫn

Shutterstock

Theo ông Punit Singla, bác sĩ phẫu thuật ghép gan tại Bệnh viện Marengo Asia (Ấn Độ), các tình trạng tổn thương gan phổ biến là gan nhiễm mỡ, suy gan. Trong đó, gan nhiễm mỡ có thể không có dấu hiệu hoặc triệu chứng.

Khi bệnh gan ở giai đoạn nặng, các triệu chứng tổn thương sẽ nghiêm trọng hơn. Cụ thể, các triệu chứng thường gặp là vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu, sưng chân, chán ăn, sụt cân đột ngột, ngứa, rụng tóc, mất khối cơ, chướng bụng, đi ngoài ra máu, nôn mửa, rối loạn giấc ngủ,...

Nước tiểu sẫm màu

Các vấn đề bài tiết mật có thể khiến nước tiểu sẫm màu. Vì gan đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất nên tổn thương gan sẽ khiến cơ thể mệt mỏi và suy nhược.

Các triệu chứng đường tiêu hóa

Tổn thương gan có thể gây ra các triệu chứng tiêu hóa như buồn nôn, nôn và chán ăn. Dấu hiệu rõ ràng hơn là tình trạng các mạch máu nhỏ giống hình nhện trên da.

Suy giảm chức năng não

Rối loạn chức năng gan có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung, giấc ngủ, ngủ ban ngày, đông máu.

Da sẫm màu

Gan suy yếu còn gây sẫm màu da, thường được gọi là đốm gan hoặc đốm đồi mồi. Tổn thương gan mãn tính sẽ gây xơ gan.

Các triệu chứng ung thư gan rất khó phát hiện ở giai đoạn đầu. Cả người có tiền sử hoặc không có tiền sử xơ gan đều có nguy cơ mắc bệnh gan.

Theo ông Singla, nếu bạn bị chán ăn, sụt cân không rõ nguyên nhân, vàng da hoặc phù bàn chân, hãy đến cơ quan y tế để được sàng lọc bệnh, xét nghiệm máu và siêu âm bụng. Đối với người bệnh gan hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh gan, hãy gặp bác sĩ để kiểm tra định kỳ.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.