eSIM và cách hoạt động
eSIM, hay SIM (Subscriber Identity Module) nhúng, là một mô-đun nhúng giúp nhận dạng thuê bao. Trong khi SIM cho phép bạn kết nối với mạng nhà cung cấp di động bằng cách đặt thẻ SIM vào khe cắm trên điện thoại thì eSIM là dạng SIM tích hợp vào bo mạch chủ của điện thoại. Tương tự chip NFC, nó sẽ tương thích với các nhà mạng lớn, bất kể loại mạng nào mà họ sử dụng.
Apple Watch Series 3 và Pixel 2 không phải là những thiết bị duy nhất sử dụng eSIM khi mà nhiều ô tô kết nối cũng được trang bị tính năng này. Bên cạnh đó, các nhà sản xuất thiết bị kết nối khác, thường là smarthome, cũng sử dụng eSIM.
Do yếu tố thiết kế nên SIM cho phép bạn dễ dàng chuyển đổi giữa các điện thoại khác nhau, còn với eSIM, bạn phải trao đổi với nhà cung cấp dịch vụ để chuyển đổi.
Lợi ích của eSIM
Mặc dù nghe có vẻ bất tiện nhưng eSIM mang đến nhiều lợi ích. Trước hết, vì các nhà sản xuất thiết bị không phải cung cấp khe thẻ SIM trong điện thoại nên họ sẽ có nhiều tính linh hoạt hơn về thiết kế. Với thẻ SIM thực sự nhúng vào phần cứng bên trong thiết bị, không gian sẽ được thu gọn hơn, giúp điện thoại mỏng hơn và không tiêu hao pin. Đó chính là lý do tại sao Apple chọn eSIM trong Watch Series 3 vốn cần một thiết kế nhỏ.
|
Những thách thức cho eSIM
Trước khi chuyển sang eSIM, các nhà mạng sẽ phải chấp nhận eSIM là công nghệ tương lai. Sau đó, các nhà sản xuất điện thoại bắt đầu làm theo. Điều này có nghĩa cần phải mất thêm một thời gian để công nghệ này hoàn thiện và phổ biến.
Ở thời điểm hiện tại, Pixel 2 của Google là smartphone đầu tiên sử dụng eSIM, nhưng nó chỉ có nghĩa khi bạn sử dụng mạng Project Fi. Với các smartphone khác, chúng vẫn sử dụng SIM truyền thống.
|
Dẫu vậy, về cơ bản hầu hết mọi người xem eSIM là một chuẩn công nghệ tuyệt vời. Đối với những người tiêu dùng không rành về công nghệ, việc thay đổi thẻ SIM là điều phiền toái với họ, vì vậy eSIM sẽ tiện lợi hơn cho họ.
Bình luận (0)