Đau mắt đỏ, khi nào cần đi bác sĩ khám?

26/08/2023 08:04 GMT+7

Tiến sĩ Marielle Young, bác sĩ nhãn khoa nhi, tại Trung tâm Mắt John A. Moran, Đại học Utah (Mỹ), cho biết: Các triệu chứng của đau mắt đỏ bao gồm đỏ mắt và tiết dịch. Mắt có thể bị nóng rát, ngứa, khó chịu.

Theo Viện Mắt Quốc gia Mỹ, đau mắt đỏ là bệnh về mắt phổ biến nhất ở trẻ em và người lớn.

Sau đây, bác sĩ Young chia sẻ về mức độ lây lan của đau mắt đỏ, cách phòng ngừa và khi nào cần đi khám bệnh.

Đau mắt đỏ: Cách ngăn ngừa lây lan ở trẻ, khi nào cần đi bác sĩ - Ảnh 1.

Đau mắt đỏ là bệnh về mắt phổ biến nhất ở trẻ em và người lớn

Shutterstock

Các loại đau mắt đỏ

Trẻ em có nhiều khả năng bị đau mắt đỏ do virus hoặc vi khuẩn nhất. Nguyên nhân là do trẻ tiếp xúc gần gũi với nhiều người khác, như ở các trung tâm giữ trẻ, sân chơi và không giữ vệ sinh tốt.

Đau mắt đỏ thường lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với chất dịch cơ thể người bệnh, thường là từ tay chạm lên mắt.

Đau mắt đỏ do virus là loại viêm kết mạc phổ biến nhất. Nó có thể gây nóng rát, đỏ mắt kèm theo chảy nước mắt.

Đau mắt đỏ do vi khuẩn cũng rất dễ lây lan. Nó gây đau, đỏ, đổ ghèn dính mắt.

Cách ngăn ngừa lây lan đau mắt đỏ

Sau đây là một số bước cha mẹ có thể thực hiện để giúp ngăn ngừa sự lây lan đau mắt đỏ ở trẻ:

Nhắc trẻ rửa tay bằng xà phòng thường xuyên. Đừng để trẻ chạm tay vào mắt hoặc dụi mắt. Không dùng chung vật dụng tiếp xúc với mắt, như kính, khẩu trang. Đảm bảo không dùng chung khăn, mền gối. Rửa sạch chất dịch ở mắt nhiều lần trong ngày.

Ngoài ra, người lớn nên làm các bước sau:

Rửa tay ngay sau khi chạm vào mắt, khăn trải giường hoặc quần áo của người bệnh. Nếu không có xà phòng và nước, hãy sử dụng chất khử trùng có chứa ít nhất 60% cồn.

Không sử dụng cùng một lọ thuốc nhỏ mắt cho mắt bị bệnh và không bị bệnh ngay cả cho một người, theo thông tin từ Đại học Utah.

Làm sạch kính đeo mắt thường xuyên.

Không dùng chung đồ trang điểm, cọ trang điểm, kính áp tròng hoặc kính mắt.

Khi nào cần đi bác sĩ?

Đau mắt đỏ thường tự khỏi nhưng người bệnh có thể giảm triệu chứng bằng cách đắp khăn ấm và ẩm lên mắt trong vài phút. Làm nhiều lần trong ngày và thay khăn sạch mỗi lần.

Đi bác sĩ ngay nếu:

Không khỏi sau nhiều ngày, đặc biệt nếu có quá nhiều ghèn hoặc chất nhầy.

Thay đổi thị lực.

Rất khó chịu ở mắt.

Mắt đỏ, tiết dịch càng nhiều.

Sưng mắt.

Sốt.

Bị cộm trong mắt.

Không thể mở mắt, theo Mayo Clinic.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.