|
Dâu tằm (Morus alba L.) thuộc họ Moraceae có nguồn gốc từ Trung Quốc và được trồng rộng rãi để lấy lá làm thực phẩm cho sâu tơ tằm. Năm 1601, cây dâu tằm được du nhập sang Pháp và trồng trong vườn Tuileries với số lượng từ 15.000 - 20.000 gốc. Sau đó thì tiếp tục được phân tán khắp các vùng cận nhiệt đới và ôn đới trên thế giới. Cây có thể cao đến 30 m nếu mọc tự nhiên, nhưng để thu hoạch lá thì người ta lại trồng cây dâu tằm theo dạng hàng rào. Lá dâu có thể làm thức ăn cho gia súc và trái dùng làm lương thực bổ sung cho gia cầm. Ở nhiều thành phố, cây dâu tằm được trồng để lấy bóng mát vì tán cây rất dày. Trái có chất lượng rất cao, được ăn sống hoặc phơi khô.
Người Trung Quốc đã sử dụng lá dâu tằm trong các bài thuốc Đông y từ rất lâu, trước khi y học có được bảng phân thích thành phần. Lá dâu tằm hãm lấy nước uống để chống mệt mỏi, suy nhược, mất ngủ, suy giảm miễn dịch, hỗ trợ hạ đường huyết. Riêng trong các nghiên cứu sau này thì trong trái dâu tằm có những thành phần rất đáng kinh ngạc, trong đó là resvératrol (một polyphénol có tác dụng như một loại kháng sinh), cùng với các vitamin C, K và một số các vi lượng có tính năng phòng chống các bệnh tim mạch, chống gốc tự do gây ô xy hóa, cao huyết áp và cholesterol. Dâu tằm còn chứa nhiều sắt, rất tốt cho những người thiếu máu do sắt và phụ nữ mang thai. Lưu ý: khi sử dụng dâu tằm dưới dạng thuốc, cần tham khảo ý kiến chuyên gia để đạt kết quả tốt nhất.
Minh Quân
>> Chữa ra mồ hôi bằng lá dâu tằm
>> Cây dâu tằm ăn
>> Thuốc quý từ cây dâu tằm
Bình luận (0)