Thưa ông vì sao đến nay TP lại chuyển lĩnh vực chống ngập, chiếu sáng và cây xanh sang Sở Xây dựng mà không để lại Sở GTVT nghe có vẻ “thuận tay” hơn?
Ảnh: Đình Sơn |
tin liên quan
Chống ngập được giao về Sở Xây dựngChuyển giao các chức năng trên về cho Sở Xây dựng là tạo sự kết nối đồng bộ giữa hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội với dự án phát triển nhà ở. Đảm bảo đồng bộ thống nhất, quản lý vận hành và khai thác.
“Ôm” thêm chống ngập, một trong những vấn đề nóng nhất hiện nay trong khi Sở Xây dựng cũng đang đối mặt với rất nhiều công việc phải giải quyết liên quan đến xây dựng sai phép, không phép... ông có lo ngại về hiệu quả công việc?
Tất nhiên, nhận thêm các nhiệm vụ này khối lượng công việc cũng như trách nhiệm của Sở Xây dựng tăng lên rất nhiều bởi chúng tôi đang gánh 2 trong số 7 chương trình đột phá là chống ngập và chỉnh trang phát triển đô thị. Để đảm trách nhiệm vụ này Sở đã thành lập thêm Phòng Hạ tầng với các nhân sự tiếp nhận từ Sở GTVT.
Số lượng công chức không thay đổi, nhiệm vụ không thay đổi, chỉ thay đổi cơ quan công tác nên công việc vẫn bình thường và nguyên trạng. Ngoài ra, hiện nay Sở Xây dựng đang đề xuất TP thành lập Trung tâm quản lý và vận hành hạ tầng kỹ thuật TP trực thuộc Sở gồm các viên chức và người lao động từ Trung tâm chống ngập TP và các công chức thuộc 4 khu quản lý giao thông có liên quan chuyển về.
Theo ông, nguyên nhân nào khiến TP ngập chống mãi không bớt?
tin liên quan
Các dự án chống ngập sẽ 'chạy' nhanh hơn Hệ thống cống mới thì đang trong quá trình đầu tư nên cũng chưa có sự kết nối đồng bộ. Ngoài ra, việc xây dựng nhà ở cũng diễn ra với tốc độ rất nhanh chóng.
Có những con đường đáng lẽ phải có cống rồi mới làm nhà nhưng thực tế không có cống mà nhà đã xây dày đặc. Nhiều tuyến đường trước đây là đường liên tỉnh, liên huyện, liên xã, về nguyên tắc thì không có vỉa hè, không có cống thoát nước nhưng trong quá trình đô thị hóa thì đã biến thành đường đô thị nhưng vẫn không có cống thoát nước. Do đó, khi mưa, triều cường, nước thải sinh hoạt của dân không có chỗ thoát, gây ngập.
Nói một cách sòng phẳng, TP đã và đang đầu tư rất nhiều cho chống ngập và trên thực tế đã chứng minh hiệu quả. Như Q.6, Q.11 (khu vực Đầm Sen) trước đây ngập nhưng hiện nay vừa giải quyết bài toán giao thông, chỉnh trang đô thị và giảm ngập. Do vậy, để giảm ngập đòi hỏi phải có thời gian, kinh phí, chung tay góp sức của từng người dân TP trong việc không xả rác thải xuống sông rạch, cống thoát nước.
Ông có thể cho biết công tác chống ngập trong thời gian tới?
Hiện nay TP đang đầu tư mới hệ thống thoát nước nhưng phải hoàn thiện theo từng giai đoạn, phải có thời gian và kinh phí.
Nên trước mắt TP sẽ nâng cao năng lực duy tu hệ thống thoát nước, cụ thể là nạo vét để đảm bảo dòng chảy thông suốt. Hiện nay nạo vét khối lượng đạt rất thấp, chỉ dưới 5% khối lượng bùn, rác thải và dưới 50% hệ thống cống được nạo vét vì chủ yếu làm thủ công.
Trong thời gian tới việc nạo vét sông rạch, cống phải tiến tới đấu thầu để buộc các nhà thầu phải nâng cao năng lực, đầu tư hệ thống máy móc, phương tiện và trang thiết bị cho người lao động.
Hệ thống thoát nước tự nhiên là sông kênh rạch, đầm hồ cũng sẽ được nạo vét, duy tu. Tuyên truyền người dân không xả rác đồng thời xử lý triệt để lấn chiếm ngăn dòng chảy. Trước đây việc này phân tán nên tình trạng lấn chiếm sông rạch diễn ra nhiều, còn nay chỉ thu về đầu mối là Sở Xây dựng chịu trách nhiệm quản lý nên sẽ đồng bộ cả trên bờ và dưới sông. Tiếp tục xây dựng bờ kè, giải tỏa nhà trên sông rạch… đẩy nhanh tiến độ thi công để giải quyết thoát nước, ô nhiễm môi trường, giao thông, cảnh quan đô thị.
Bình luận (0)