Nhưng có tới 80% số trường hợp là có thể phòng ngừa bằng cách kiểm soát các yếu tố nguy cơ chính như sử dụng thuốc lá, chế độ ăn không lành mạnh và ít hoạt động thể chất.
Nguyên nhân của cơn đau tim
Cơn đau tim hay nhồi máu cơ tim, xảy ra khi các phần của cơ tim bị thiếu oxy do tắc nghẽn dòng máu. Thủ phạm chính là sự tích tụ mảng bám trong động mạch, còn gọi là xơ vữa động mạch.
Theo John Hopkins Medicine, mảng bám có thể vỡ ra, dẫn đến hình thành cục máu đông, gây ra cơn đau tim.
Một khi không được cung cấp đủ máu và oxy, các tế bào cơ tim bắt đầu bị tổn thương không thể phục hồi trong vòng 30 phút sau khi bị tắc nghẽn, dẫn đến suy giảm chức năng tim.
Triệu chứng nhận biết tổn thương tim
Sau đây là một số dấu hiệu tổn thương tim mà bạn không nên bỏ qua, ngay cả vào ban đêm.
Khó thở. Dấu hiệu của cơn đau tim sắp xảy ra thường biểu hiện là khó thở về đêm. Khi nằm, tim bị tổn thương có thể thúc đẩy sự tích tụ chất dịch trong phổi, gây khó khăn cho hô hấp, theo tờ Times of India.
Đổ mồ hôi đêm. Đổ mồ hôi đêm không có lý do rõ ràng có thể là dấu hiệu cảnh báo tim có thể bị tổn thương. Đây là triệu chứng thường bị bỏ qua về các cơn đau tim sắp xảy ra, báo hiệu một cách tinh tế sự suy giảm dần dần của sức khỏe tim mạch.
Ho về đêm một cách bất thường. Ho dai dẳng trong đêm có thể là một tín hiệu khẩn cấp về nguy cơ tổn thương tim. Tổn thương tim có thể làm tăng sự tích tụ dịch trong phổi, do đó gây kích ứng đường thở và gây ra cơn ho dai dẳng và khó chịu.
Sưng chân, mắt cá chân và bàn chân. Sưng phù chân bất thường vào ban đêm có thể tiết lộ tim đang yếu. Tim bị tổn thương có thể gặp khó khăn trong việc bơm chất dịch lên trên một cách hiệu quả, dẫn đến sự tích tụ dịch ở các chi dưới khi cơ thể nghỉ ngơi.
Ngáy quá mức. Ngáy, nếu quá mức, có thể trở thành dấu hiệu đáng lo ngại. Nguyên nhân có thể do ngưng thở khi ngủ - tình trạng khiến tim dễ bị tổn thương bên trong.
Biện pháp phòng ngừa
Hiểu được các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tim và cơn đau tim là rất quan trọng trong việc ngăn ngừa các cơn đau tim. Có thể giảm đáng kể nguy cơ bằng một số thay đổi trong lối sống:
- Bỏ hút thuốc
- Ăn ít chất béo, cholesterol và muối.
- Thường xuyên theo dõi huyết áp và mức cholesterol với bác sĩ
- Tập thể dục vừa phải và thường xuyên sau khi tham khảo ý kiến bác sĩ
- Giảm cân nếu thừa cân
- Cân nhắc dùng aspirin liều thấp theo khuyến cáo của bác sĩ để giảm nguy cơ đông máu, theo Times of India.
Bình luận (0)