Đầu tư công - quản trị tư cho văn hóa

28/09/2023 07:24 GMT+7

Ngày 27.9, tại Hà Nội, tạp chí Văn hóa nghệ thuật tổ chức hội thảo "Thực hiện chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 - những vấn đề đặt ra từ thực tiễn".

Tại hội thảo, PGS-TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa xã hội Quốc hội, đã nhắc tới mô hình đầu tư công - quản trị tư như một giải pháp thúc đẩy văn hóa. "Thông qua việc kết hợp đầu tư công và quản trị tư, các quốc gia có thể tận dụng sự đa dạng của các nguồn lực tài chính và con người để đảm bảo sự phát triển sự nghiệp văn hóa của quốc gia mình", PGS-TS Sơn nói.

Theo PGS-TS Bùi Hoài Sơn, bảo tàng Louvre (Pháp) chủ yếu nhận tài trợ từ ngân sách công. Song, Louvre lại được giao cho tổ chức chuyên môn quản lý. Họ bảo quản an toàn hiện vật, tổ chức triển lãm và chương trình giáo dục nghệ thuật cho công chúng. Điều này giúp Louvre thành biểu tượng văn hóa, điểm đến quan trọng trên thế giới. Đội ngũ chuyên môn này cũng giúp bảo tàng thu nhiều lên, giảm % kinh phí phải chi của chính phủ xuống.

Cục Điện ảnh cũng đưa ra ý kiến về việc chú trọng kết hợp công tư. Theo đó, về sản xuất phim, cục này cho rằng cần hỗ trợ các tài năng, đầu tư xây dựng và sản xuất thành công các dự án phim có chất lượng tốt, mang bản sắc văn hóa VN độc đáo để có thể tiếp cận thị trường điện ảnh khu vực và quốc tế, thành công tại các liên hoan phim quốc tế nhiều hơn.

TS Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở VH-TT Thừa Thiên-Huế, lại đưa ra vấn đề số hóa văn hóa, như xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu số ngành văn hóa - du lịch; số hóa tài liệu Hán Nôm, các di sản văn hóa vật thể, số hóa bảo tàng… phát triển các ứng dụng kết nối liên thông hệ thống thông tin quản lý từ T.Ư đến cơ sở…

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.