Ông Nguyễn Văn Khởi, Hiệu trưởng Trường Văn hóa nghệ thuật tỉnh Vĩnh Long, cho biết đây là lớp dạy đàn cho người khiếm thị đầu tiên của tỉnh. Các học viên được trường lo tất cả chi phí ăn ở, nghỉ ngơi và dụng cụ học. Lớp hiện có 10 học viên, hầu hết đều có hoàn cảnh éo le. Trong một khóa học kéo dài 3 tháng, trường sẽ dạy cho học viên các bài đờn ca tài tử và sân khấu cải lương. Sau khi ra trường, học viên được cấp chứng chỉ nghề sơ cấp. Họ có thể nhận đàn tại đám tiệc, nhà hàng, quán ăn… để có thu nhập nuôi sống bản thân và phụ lo cho gia đình.
Mỗi học viên đến với lớp học do hoàn cảnh khác nhau nhưng đều có chung niềm đam mê nghệ thuật đờn ca tài tử. Trần Ngọc Tuyền (17 tuổi, ngụ xã Đồng Phú, H.Long Hồ), chia sẻ: “Khi chưa tròn một tuổi, đôi mắt em không còn nhìn thấy nữa. Nhà rất nghèo, cha mẹ làm nghề kéo lưới, cuộc sống bấp bênh. Tuy em bị mù, nhưng em rất thích đi làm. May nhờ các cô chú giới thiệu cho học lớp này em rất vui. Hy vọng sau khi ra trường em sẽ đi đờn, ca tại các đám tiệc ở quê để kiếm tiền nuôi sống bản thân và phụ giúp cha mẹ”.
tin liên quan
Cảnh giác với học làm giàu siêu tốc'Chúng tôi giúp bạn tạo được dòng tiền lớn ngay cả khi đang mắc nợ, giúp bạn có được khối tài sản khổng lồ bằng cách tiết kiệm 10% thu nhập... Đăng ký ngay để gia nhập vào nhóm 5% người giàu của nhân loại'.
Cùng hoàn cảnh với Tuyền, Lê Thị Thanh Thảo (19 tuổi, ngụ P.3, TP.Vĩnh Long) cho biết nhà thuộc hộ nghèo. Mẹ mất sớm, cha đi bán vé số. “Em cảm ơn nhà trường đã tạo điều kiện cho em được học đàn. Mong rằng học xong em sẽ được đi đàn kiếm tiền để chia sẻ bớt gánh nặng cho cha”, Thảo nói.
Nói về lớp học đặc biệt này, thầy Thanh Giang (người trực tiếp dạy đàn) cho rằng dạy đàn cho người khiếm thị rất khó bởi họ không nhìn thấy được phím và dây đàn, phải vừa đàn, vừa cầm tay hướng dẫn rất nhiều lần. Tuy nhiên, nhờ niềm đam mê và quyết tâm học nghề, mới học 2 tháng mà tất cả học viên đều đàn đạt yêu cầu. Ngay cả những học viên chưa biết gì cũng đã đàn trôi chảy những bài bản nền.
tin liên quan
Dạy trẻ tự kỷ bằng âm nhạcDùng âm nhạc để dạy cho các em bị bệnh tự kỷ, là phương pháp mới mà chị Nguyễn Nguyệt Thu (43 tuổi) một nghệ sỹ viola quốc tế đang áp dụng thành công ở VN.
“Điều tôi trăn trở là khi ra trường các học viên không có tiền mua đàn. Vì vậy chúng tôi kêu gọi các nhà hảo tâm ủng hộ mỗi học viên một cây đàn guitar phím lõm (khoảng 1 triệu đồng/cây) để giúp họ hành nghề”, thầy Thanh Giang nói.
tin liên quan
Sinh viên khiếm thị tốt nghiệp hạng ưuĐược biết đến là sinh viên khiếm thị đầu tiên học tại Viện Giáo dục Kỹ thuật Singapore cách đây 2 năm, chàng sinh viên khiếm thị lại tiếp tục gây bất ngờ khi tốt nghiệp hạng ưu tại viện này.
Bình luận (0)