Giới thiệu về Dây đau xương
Theo sách Dược điển Việt Nam IV, Dây đau xương (thân) có tên khoa học là Tinospora sinensis (Lour.) Merr, thuộc họ Tiết Dê Menispermaceae.
Người Trung Hoa gọi Dây đau xương là Khoan cân đằng với ý nghĩa là làm cho xương cốt được thư giãn, khỏe mạnh.
Dây đau xương mọc hoang ở nhiều nơi tại vùng núi hoặc đồng bằng ở Việt Nam, nhiều nhất ở vùng Tây Bắc với những đặc trưng nhận dạng như:
● Cây leo có cành dài rũ xuống, ban đầu có lông, sau thì nhẵn với lớp vỏ không sần sùi.
● Lá hình tim, mặt trên xanh nhẵn, mặt dưới lá có nhiều lông màu trắng nhạt, dài 10-20cm, rộng 8-10cm, có 5 gân nhỏ hình chân vịt.
● Hoa màu vàng lục mọc thành chùm ở kẽ lá hoặc đơn độc, dài khoảng 10cm, có lông măng màu trắng nhạt.
● Quả khi chín có màu đỏ, hình bán cầu chứa chất nhầy bao quanh một hạt.
Bộ phận dùng làm dược liệu là thân và lá. Lá dùng tươi và thu hái quanh năm. Phần thân già sau khi thu hái sẽ được cắt nhỏ, phơi khô để sử dụng dần.
|
Theo y học hiện đại, trong Dây đau xương có chứa 3 hoạt chất chính là Alcaloid, Glycosid phenolic và Dinorditerpen Glucosid.
Trong đó, Alcaloid là một a xít amin do thực vật tạo ra, có tác dụng giảm đau, chống viêm, gây tê. Ngoài ra, Dinorditerpen Glucosid trong dây đau xương là Tinosinensid A, B là có tác dụng giảm viêm mạnh, tiêu sưng nhanh chóng. Bên cạnh đó, chất này còn ức chế hoạt tính gây co thắt cơ trơn của Histamin và Acetylcholin, ức chế hệ thần kinh trung ương để giảm đau, phối hợp với thuốc an thần, lợi tiểu.
Một số bài thuốc chữa bệnh xương khớp từ Dây đau xương
Các nghiên cứu đã khẳng định Dây đau xương là vị thuốc có tác dụng rất tốt trong việc đẩy lùi và hỗ trợ điều trị các bệnh lý xương khớp. Trong dân gian cũng lưu truyền một số bài thuốc từ vị thuốc này có thể tham khảo.
Chữa sai khớp, bong gân (Hải Thượng Lãn Ông)
Dùng nắm lá Dây đau xương, quế, hồi hương, đinh hương, vỏ sòi, vỏ núc nác, gừng tươi, lá canh châu, mủ xương rồng bà, lá thầu dầu tía, lá náng, lá kim cang, lá mua, huyết giác, nghệ tươi, hạt trấp, hạt máu chó, lá bưởi bung, lá tầm gửi cây khế. Rửa sạch các vị thuốc, giã nhỏ, sao nóng và chườm vào chỗ đau.
Chữa đau nhức xương khớp, viêm khớp vùng cổ và thắt lưng
● Cách 1: Dùng Dây đau xương giã nhỏ rồi trộn với một ít nước đắp lên vùng đau nhức.
● Cách 2: Thái nhỏ thân Dây đau xương rồi đem sao vàng, ngâm rượu với tỷ lệ 1:5. Dùng rượu này uống ngày 3 lần, mỗi lần 1 chén nhỏ. Phụ nữ không uống được rượu thì có thể sắc với nước để uống. Dùng liên tục trong 15-20 ngày để giảm đau nhức.
Chữa đau lưng, mỏi gối do thận hư yếu (theo Tài nguyên Cây thuốc Việt Nam)
Dây đau xương, rễ gối hạc, rễ cỏ xước, thỏ ty tử (mỗi vị 12g); cẩu tích, củ mài (mỗi vị 20g); bổ cốt toái, tỳ giải, đỗ trọng (mỗi vị 16g). Cho tất cả các vị thuốc trên vào ấm sắc lấy nước uống hoặc ngâm rượu.
Theo bác sĩ Nghĩa, bản thân Dây đau xương là một cây thuốc Nam rất tốt, tuy nhiên hiệu quả sử dụng còn phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa hấp thu của từng người bệnh, nguồn gốc, cách chế biến và bảo quản dược liệu…
|
Để tìm hiểu thêm thông tin, độc giả có thể ghé thăm website: https://ancotnam.net/ hoặc liên hệ trực tiếp theo địa chỉ:
Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường
Địa chỉ: Số 138 Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
Giấy phép hoạt động: 595/SYT-GPHĐ
Điện thoại: 0983.34.0246
Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược
Địa chỉ: Số 325/19 Bạch Đằng, P.15, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Giấy phép hoạt động: 03876/SYT-GPHĐ
Điện thoại: 0903.876.437.
|
Bình luận (0)