Dạy học chương trình VNEN có khó, có hay

07/11/2015 10:53 GMT+7

Dự án GPE-VNEN (Global Partnership for Education-Viet Nam Escuela Nueva, còn gọi là VNEN) được triển khai năm đầu với bậc học THCS ở Bình Thuận. Nhưng đây là năm thứ 5 đối với bậc tiểu học ở tỉnh này. Dù đã triển khai nhiều năm, nhưng với nhiều thầy cô giáo và cả phụ huynh học sinh thì đây vẫn là chương trình “khó” dạy, khó học.

Dự án GPE-VNEN (Global Partnership for Education-Viet Nam Escuela Nueva, còn gọi là VNEN) được triển khai năm đầu với bậc học THCS ở Bình Thuận. Nhưng đây là năm thứ 5 đối với bậc tiểu học ở tỉnh này. Dù đã triển khai nhiều năm, nhưng với nhiều thầy cô giáo và cả phụ huynh học sinh thì đây vẫn là chương trình “khó” dạy, khó học.

 Chủ tịch Hội đồng tự quản lớp 4A, Trường THCS Hàm Đức 5, H.Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận - em Trần Công An Chủ tịch Hội đồng tự quản lớp 4A, Trường THCS Hàm Đức 5, H.Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận - em Trần Công An
Có tính ưu việt
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận vừa có quyết định phân bổ 485 triệu đồng cho các trường THCS có dạy chương trình mới VNEN ở năm học 2015-2016. Đây là số kinh phí để hỗ trợ các trường mua sách giáo khoa và thiết bị dạy học”- ông Nguyễn Văn Thành- Trưởng phòng phổ thông Sở GD-ĐT Bình Thuận.
Theo cô giáo Huỳnh Thị Bích Hiệp - Phó hiệu trưởng Trường tiểu học Hàm Đức 5 (H.Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận) thì bên cạnh cái khó, chương trình VNEN có nhiều “cái hay”. Chẳng hạn với những học sinh chậm tiến, nếu học chương trình này sẽ được các bạn hỗ trợ bởi phương pháp học nhóm, tự thảo luận. Thể hiện điều này rõ nhất là trong môn Tiếng Việt, Tự nhiên và Xã hội. Nếu lớp học có mặt bằng đồng đều tương đối thì tiết dạy của giáo viên (GV) sẽ rất nhàn và hiệu quả cao. Vì phương pháp này học trò hiểu bài rất nhanh. Hai nữa, GV không soạn phải soạn giáo án.
“Nếu có phòng ốc tốt, sĩ số học sinh dưới 30 em và giáo viên chuẩn bị chu đáo thì chương trình này sẽ rất hay và hiện đại”, cô giáo Hiệp nói. Theo cô Hiệp, “đánh giá xếp loại năng lực phẩm chất và các môn học rất nhân văn. Không hề làm cho học sinh ức chế về con điểm. Học sinh không còn phải lệ thuộc kiểu cha mẹ hỏi “hôm nay con học được mấy điểm” nữa ”.
Khó khăn do đâu ?
Cô Bùi Thị Kim Thoa, GV từng 4 năm dạy chương trình VNEN giải thích: “Khó dạy do sĩ số có lớp tới 35 em. Khi chia nhóm thảo luận, nếu không khoa học trong điều hành nhóm sẽ rất mất trật tự lớp học. Dù chương trình mới nhưng CSVC thì vẫn sử dụng các phòng học cũ, chật chội. “Dù không phải soạn giáo án nhưng GV mất rất nhiều công chuẩn bị bài. Hằng ngày phải in biết bao phiếu học tập. Nhưng trường chẳng có nổi cái máy in, hay máy potocoppy, giáo viên phải tranh thủ ra ngoài dịch vụ photocoppy rất mất thời gian, tốn kém”.
Về chương trình, theo cô Kim Thuý (GV một trường có dạy VNEN ở H.Bắc Bình) cho biết: “Chương trình có những tiết bất cập với vùng nông thôn. Chẳng hạn, môn Tiếng Việt có bài “em hãy tả lại một buổi biểu diễn nghệ thuật; hay em hãy viết thư cho một người bạn ở nước ngoài. Học sinh vùng nông thôn mới học lớp 3 làm gì đã biết một buổi biểu diễn nghệ thuật thế nào đâu. Hay là các em có bạn nào ở nước ngoài đâu. Cái này chương trình phải điều chỉnh cho phù hợp với từng vùng miền”- cô Thuý phản ánh.
Bậc THCS cũng tương tự
Một cô giáo năm đầu dạy VNEN ở lớp 6 thuộc huyện miền núi Tánh Linh, tâm sự: “Dù đã được tập huấn kĩ về phương pháp giảng dạy, nhưng do là năm đầu tiên nên GV rất bỡ ngỡ. “GV phải dạy một lúc song song hai chương trình khác nhau. Chẳng hạn đang dạy lớp 7 chương trình cũ, tiết sau lại vào lớp 6 dạy VNEN nên có cái khó”.
Ông Nguyễn Văn Thành- Trưởng phòng GD phổ thông (Sở GD-ĐT Bình Thuận) cho biết : “Có trường xin không áp dụng chương trình này vì nhiều lý do. Như phòng ốc không đạt yêu cầu. Phụ huynh xin không áp dụng. Thậm chí học hai tuần rồi mà học sinh vẫn chưa có sách giáo khoa”. Cũng theo ông Thành, năm nay Bình Thuận đăng kí có 22 trường THCS áp dụng VNEN, nhưng khi triển khai thì chỉ còn 14 trường áp dụng.
“Đối với những trường mà học sinh từng học VNEN ở tiểu học thì còn đỡ. Với những trường chỉ tới lớp 6 mới áp dụng VNEN thì cả trò lẫn thầy đều bỡ ngỡ. Chẳng hạn như trường THCS Huy Khiêm (H.Tánh Linh) có tới 50% học sinh chưa từng học VNEN ở tiểu học, nhưng lên lớp 6 lại theo chương trình này.”- cô Kim Chi, giáo viên dạy Văn ở H.Tánh Linh cho biết.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.