Đó là ý kiến của nhiều chuyên gia đưa ra trong hội thảo Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, do Bộ VH-TT-DL tổ chức tại Huế từ ngày 20 - 22.6.
Cụ thể, theo GS Trương Quốc Bình (Hội đồng di sản quốc gia) việc hình thành dữ liệu số hóa về di sản văn hóa sẽ làm thay đổi trong việc bảo tồn, phát huy, quảng bá di sản trong tương lai. Bà Lý Phương Dung, Phó cục trưởng Cục Điện ảnh, cũng cho rằng cơ sở dữ liệu lớn cũng sẽ giúp quảng bá phim, bán vé, đặt chỗ qua các dịch vụ trực truyến, hình thành thị trường nghệ thuật trực tuyến. TS Nguyễn Thu Thủy, Th.S Trịnh Lê Anh (ĐH KHXH-NV Hà Nội)... nhấn mạnh việc sử dụng dữ liệu và công nghệ thực tế ảo giúp hình thành các bảo tàng ảo và những người tham quan, trải nghiệm di sản trực tuyến. Nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Phương Dung, Lưu Việt Thắng... lại nhấn mạnh việc sử dụng công nghệ in 3D trong quá trình giảng dạy, phát triển mỹ thuật ứng dụng, bảo quản, tu bổ di sản.
TS Bùi Hoài Sơn, Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia, cho biết: hầu hết đều đưa ra giải pháp để ngành VH-TT-DL có thể ứng phó tốt hơn với tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Trong đó, có giải pháp đáng lưu ý như hoàn thiện hệ thống chính sách về quyền riêng tư, bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng, chính sách bản quyền liên quan tác quyền và tài sản số hóa, xây dựng cơ sở dữ liệu chung của ngành để từng bước hình thành nền tảng dữ liệu lớn.
Bình luận (0)