Theo đó, việc chủ động số hóa tài liệu thư viện, xây dựng thư viện điện tử với chất lượng cao, cường độ lớn sẽ giúp phục vụ bạn đọc không bị giới hạn do không gian địa lý. Các tiện ích tra cứu tài liệu từ xa, đọc trên mạng, photo tài liệu qua mạng sẽ giúp thư viện phục vụ bạn đọc tốt hơn. Việc lọc tài liệu theo yêu cầu cũng nhanh hơn so với phương pháp đọc truyền thống.
Mặc dù vậy, theo Bộ VH-TT-DL, vốn tài liệu điện tử/tài liệu số của các thư viện ở VN nhìn chung còn nghèo nàn. Gần 20% thư viện công cộng chưa có tài liệu số, số còn lại mặc dù đã có nhưng còn hạn chế.
Bên cạnh việc phát triển thư viện số và đọc điện tử, các đại biểu tham dự hội thảo cũng cho rằng, việc “đọc điện tử” không thể thay thế hoàn toàn hình thức “đọc truyền thống”. Chính vì thế, bên cạnh đẩy mạnh thư viện số vẫn cần phát triển các thư viện lưu động và không gian đọc. Nếu các thư viện lưu động thích hợp với vùng sâu, vùng xa thì việc phát triển không gian đọc, trao đổi trực tiếp về việc đọc như phố sách vẫn cần đẩy mạnh tại các TP lớn. Các chương trình ngoại khóa thi tìm hiểu về sách, trò chơi liên quan đến sách cũng thúc đẩy văn hóa đọc.
Bình luận (0)