Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Mỹ Linh chia sẻ: “Ngày trước, gia đình thường răn dạy con cháu lễ phép, đi thưa về trình, kính trên nhường dưới. Nhưng hiện nay nhiều bậc cha mẹ chỉ đặt nặng vấn đề công việc, mưu sinh mà bỏ qua công đoạn giáo dục trẻ nhỏ lễ phép, cư xử có tình người”. Tiến sĩ Phạm Văn Thanh - Phó hiệu trưởng Trường ĐH Đồng Nai, Phó chủ tịch Hội Tâm lý và giáo dục Đồng Nai, nói: “Ngày trước, khi chúng tôi đến trường, các thầy cô giáo luôn dạy bảo, ra đường thấy người lớn tuổi thì cúi đầu chào, người già xách nặng, hoặc khó khăn trong đi đứng cần phải ra tay giúp đỡ. Học trò chúng tôi, luôn nghe và làm theo lời thầy cô. Nhưng ngày nay, trên xe buýt, ngoài đường sá, thấy người lớn tuổi, hoặc phụ nữ mang thai gặp khó khăn trong đi đứng có mấy ai giúp đỡ, nhường chỗ ngồi?”.
Trước các thực tế vừa nêu, thạc sĩ Mỹ Linh cho rằng: “Việc giáo dục nhân tính cho trẻ là cần thiết. Nhưng để giáo dục thế nào, cách thức ra sao không phải chỉ riêng phía nhà trường mà quan trọng là ở gia đình. Cha mẹ là những người làm gương, thể hiện qua hành động rõ ràng, cụ thể để con cái làm theo”. Giáo sư Thái Kim Lan, hiện đang dạy tại ĐH Ludwig Maximilian (Đức) về triết học và Phật học, trong chuyến trở lại Việt Nam năm 2012 cũng cho rằng giáo dục nhân tính cho giới trẻ hiện nay nằm ở phía gia đình. “Vì không ai có thể dạy con tốt hơn cha mẹ. Mặt khác, văn hóa sống, tính cách, lời ăn tiếng nói của cha mẹ ảnh hưởng rất lớn đến con cái. Vậy thì, cha mẹ hãy vẽ những nét bút nhân tính rõ ràng, đẹp đẽ để con cái tô màu theo”.
Tiến sĩ Phạm Văn Thanh cho rằng việc giáo dục nhân tính cho trẻ cần phải thường xuyên để các em có quá trình thẩm thấu. “Khi các em đã hiểu được giá trị của 2 từ nhân tính, tự động các em sẽ biết ứng xử thế nào với những người trong gia đình, xung quanh và xã hội”, vị tiến sĩ này nhắn nhủ.
Minh Luân
>> Dạy trẻ kiềm chế sự tức giận
>> Giành nhau dạy trẻ: Rèn con từ thuở còn thơ
>> Giành nhau dạy trẻ: Ăn cũng khổ
>> Giành nhau dạy trẻ
>> Dạy trẻ biết tự bảo vệ mình
>> Dạy trẻ không bằng roi vọt
>> Bình tĩnh khi dạy trẻ lên 3
>> Nhọc nhằn dạy trẻ khuyết tật
Bình luận (0)