Đó là ý kiến của nhiều bạn đọc sau khi đọc các bài viết Đừng quên tầm vóc và Vì sao Đề án 641 chưa đi vào cuộc sống? trên Thanh Niên ngày 6.2.
Chỉ hô hào khẩu hiệu
Ai cũng biết tầm vóc con người gắn liền với chất dinh dưỡng, trong đó có sữa. Thực trạng một số doanh nghiệp lớn và độc quyền tại thị trường VN nhập khẩu nguyên liệu và đội giá sữa lên cao đã tạo ra nghịch lý: người VN tiêu thụ sữa vào loại thấp nhất khu vực, trong khi người chăn nuôi bò sữa thì đổ sữa đi vì doanh nghiệp không bao tiêu cho họ. Những việc này chỉ cần cơ quan nhà nước mạnh tay thì có thể giải quyết được hết, tiếc là họ nói nhiều hơn làm, hô hào khẩu hiệu, lập đề án này đề án nọ chứ làm thì rất nghiệp dư.
Hoài Phương
([email protected])
([email protected])
Nghịch lý
Các sân chơi, công viên thì hiếm, đã vậy ăn uống lại không đủ chất, nhất là ở công nhân, nông dân nghèo. Sữa thì đội giá lên cao, giáo dục thể chất chưa được chú trọng, những hoạt động để nâng cao tầm vóc giống nòi lại không hiệu quả. Chính phủ đưa ra Đề án 461 nhưng lại bị “treo”. Vậy thì làm sao cải thiện được giống nòi?
Hoàng Minh
([email protected])
([email protected])
Quá quan liêu, vô cảm
Đọc các bài báo tôi thấy sợ cho thói quan liêu đang hiện hữu trong bộ máy của một số cơ quan công quyền. Một đề án mang tầm vóc chiến lược quốc gia nhằm cải thiện giống nòi nhưng lại chỉ nằm trên giấy mà không thấy những người có trách nhiệm nóng ruột, làm như không liên quan tới mình. Vô cảm đến thế là cùng.
Bùi Quang Minh
([email protected])
([email protected])
Huỳnh Quang Thanh
(Q.Thủ Đức, TP.HCM) Làm việc phải gắn liền hiệu quả với trách nhiệm, phải có sự giám sát, theo dõi chặt chẽ tiến độ và hiệu suất thì mới thành công. Còn cứ cái bệnh thành tích, nói nhiều làm ít, cha chung không ai khóc thì làm sao khá nổi!
Hà Nuôi
(Q.Gò Vấp, TP.HCM) Bùi Chiến
(thực hiện) |
Bình luận (0)