Theo các nhà nghiên cứu, đã có bằng chứng rõ ràng cho thấy mức a xít uric cao không chỉ gây ra bệnh gout mà còn làm tăng nhiều bệnh mạn tính nghiêm trọng như suy thận, tăng huyết áp, bệnh tim và những bệnh khác.
Các nhà nghiên cứu cho biết, nồng độ a xít uric trong máu cao có thể làm giảm cơ hội sống sót của người bệnh và cũng làm giảm tuổi thọ lên đến 11 năm.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí về sức khỏe toàn cầu - BMJ Global Health, đã tìm thấy bằng chứng cho thấy thời gian sống sót của bệnh nhân giảm đáng kể do mức a xít uric trong huyết thanh quá cao, theo The Health Site.
Tác giả chính của nghiên cứu, tiến sĩ Leonard Browne, từ Đại học Limerick (Mỹ), cho biết: “Đây là nghiên cứu đầu tiên đưa ra số liệu thống kê chi tiết về khả năng sống sót liên quan đến mức a xít uric ở cả nam giới và phụ nữ Ireland”.
Tiến sĩ Browne nói thêm: “Vấn đề quan trọng là xác định xem mức a xít uric có thể giúp dự đoán tuổi thọ của một bệnh nhân hay không”.
Để giải đáp điều này, nhóm nghiên cứu đã thu thập dữ liệu từ 26.525 bệnh nhân.
Kết quả khá rõ ràng đối với nam giới. Thời gian sống trung bình giảm 11,7 năm đối với nam giới có mức a xít uric quá cao, theo The Health Site.
Tương tự, đối với phụ nữ, kết quả cho thấy, thời gian sống trung bình giảm gần 6 năm đối với những người có mức a xít uric cao hơn.
Theo các nhà nghiên cứu, đã có bằng chứng rõ ràng cho thấy mức a xít uric cao dẫn đến nhiều bệnh mạn tính nghiêm trọng như suy thận, tăng huyết áp, bệnh tim, đột quỵ và tiểu đường, theo The Health Site.
Điều này giải thích tại sao những bệnh nhân có mức a xít uric cao trong nghiên cứu có tỷ lệ tử vong cao.
Các tác giả nghiên cứu cho biết, họ cũng phát hiện ra rằng nam giới và phụ nữ có mức a xít uric quá cao thường tử vong do nguyên nhân tim mạch.
Nhưng có điều lạ là, kết quả cũng cho thấy mức a xít uric cao quá thấp cũng làm tăng nguy cơ tử vong chủ yếu ở nam giới, cụ thể là giảm đến 9,5. Tất nhiên, điều này cho thấy rằng mức a xít uric quá thấp cũng gây bất lợi cho tuổi thọ, họ nói thêm, theo The Health Site.
Mẹo để kiểm soát mức a xít uric
Để duy trì a xít uric ở mức bình thường, người mắc bệnh gout cần một chế độ ăn lành mạnh và thuốc thích hợp, theo The Health Site.
• Tránh thịt đỏ
|
Người mắc bệnh gout nên tránh ăn thịt đỏ vì chứa nhiều purin, làm tăng mức a xít uric. Vì sự tích tụ của purin trong máu có thể dẫn đến nồng độ a xít uric cao.
• Hạn chế thực phẩm giàu purin
Khi phân hủy purin, cơ thể tạo ra a xít uric. Purin có nhiều trong hạt hướng dương, thịt gia cầm, thịt bò, cá mòi, đậu, nho khô, sò, tôm, rượu bia.
• Tránh đường
Ăn nhiều thực phẩm có đường có thể gây hại cho nồng độ a xít uric trong cơ thể.
• Tránh rượu
Những người đang bị axit uric cao phải tránh rượu bằng mọi giá. Rượu trực tiếp cản trở việc loại bỏ axit uric ra khỏi cơ thể, do đó mức a xít uric tiếp tục tăng, dẫn đến hình thành tinh thể xung quanh khớp.
• Ăn nhiều chất xơ
Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ giúp giảm nồng độ axit uric trong máu. Chất xơ hấp thụ a xít uric và giúp đào thải a xít uric dư thừa ra khỏi cơ thể qua nước tiểu. Chất xơ có nhiều trong táo, bông cải xanh, quả mọng, cần tây, cà rốt và cam.
• Giấm táo
Uống giấm táo cũng có lợi cho những người bị axit uric cao. Người bị a xít uric có thể thêm 1 muỗng canh giấm táo vào 1 ly nước ấm và uống trước bữa ăn. Uống giấm táo thường xuyên giúp điều trị tình trạng a xít uric cao.
• Nước ép rau tươi
Uống nước ép cà rốt và nước củ dền với một ít nước dưa chuột bổ sung mỗi ngày có thể có hiệu quả trong việc điều trị a xít uric cao trong máu.
• Thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin C giúp phá vỡ a xít uric và thải ra ngoài cơ thể qua nước tiểu. Vitamin C có nhiều trong kiwi, ổi, cam, chanh, cà chua và các loại rau lá xanh.
• Các sản phẩm từ sữa ít béo
Một cách hiệu quả khác để điều trị nồng độ axit uric cao trong máu là tiêu thụ các sản phẩm sữa ít béo.
Tuy nhiên, điều trị bằng thuốc và đề xuất của bác sĩ cũng quan trọng và sự kết hợp phù hợp giữa chế độ ăn uống, tập thể dục và thuốc có thể giúp ngăn ngừa các bệnh này, theo The Health Site.
Bình luận (0)