Anh Nguyễn Minh Phương, phát thanh viên của kênh Giao thông đô thị FM95.6Mhz – Đài Tiếng nói Nhân dân TPHCM, với chất giọng khàn ấm, anh được xem là giọng nổi bật của sóng phát thanh FM95.6Mhz. Ít ai ngờ, anh chàng phát thanh viên, biên tập viên của sóng phát thanh thành phố lại từng tốt nghiệp đại học chuyên ngành…tiếng Pháp.
Minh Phương chia sẻ với Thanh Niên những kinh nghiệm của bản thân trên bước đường vào đời và làm thế nào để không thất nghiệp sau tốt nghiệp:
'Khi cầm bút điền tên vào bản đăng ký nộp học. Mình đã nghĩ bản thân mình sai rồi. Suốt bốn năm học đại học, mình lo lắng rằng: Mình sẽ trở thành ai, sẽ làm gì?', tác giả Quỳnh Thy chia sẻ.
- Chào Minh Phương, anh đã đến với ngành phát thanh như thế nào?
Tôi đến với nghề phát thanh từ một cơ hội rất ngẫu nhiên, khi kênh Giao thông đô thị FM95.6Mhz – Đài TNND TPHCM ra mắt, một người bạn thông báo đài cần tuyển cộng tác viên trực điện thoại từ 6 giờ sáng đến 12 giờ trưa, thế là tôi làm luôn. Vì khi ấy tôi đang làm trợ lý sản xuất tiếng Pháp cho một công ty Pháp, và cũng làm theo giờ của Pháp (từ 1 giờ chiều đến 10 giờ tối).
Khi vào trực được 2 tuần, người phụ trách FM95.6Mhz xem thấy hồ sơ cá nhân của tôi (từng đạt giải thưởng người dẫn chương trình ở trường đại học), nên nhận đào tạo tôi bài bản để tôi tham gia vào đội ngũ phát thanh viên của kênh. Tôi bắt đầu từ những chương trình cao điểm giao thông, sau đó là các chương trình về văn hóa, âm nhạc, thời sự, xã hội,…
|
- Chương trình nào anh cảm thấy tâm đắc nhất?
Một trong những chương trình tôi tâm đắc nhất là Sài Gòn FM, đây là chương trình làm trực tiếp mỗi sáng trên FM95.6Mhz. Tôi thích vì nó mang tính thời sự và tính mở của chương trình. Người dẫn sẽ kiêm luôn biên tập viên quyết định các vấn đề thời sự được đem ra bàn bàn cùng chuyên gia hay khách mời. Bên cạnh đó còn kết nối được với thính giả nghe đài trong cả nước.
- Khá thành công trong con đường mình lựa chọn, vậy theo anh các mối quan hệ quan trọng như thế nào sau khi anh ra trường?
Theo tôi, các mối quan hệ xã hội là cực kỳ quan trọng. “Tri thức của các chuyên gia chỉ chiếm 15% trong thành công của họ, 85% còn lại phụ thuộc vào các mối quan hệ xã hội”- Andrew Carnegie , ông vua thép của Mỹ đã từng nói. Có thể kể ví dụ từ chính tôi. Điều đầu tiên, tôi có được công việc tại Đài phát thanh là từ một người bạn thân thời đại học, nếu không có mối quan hệ này có thể tôi không thể ngồi đây trò chuyện cùng các bạn.
Để không thất nghiệp sau tốt nghiệp: Ngừng than vãn và bắt tay làm
Từ một Kế toán viên tương lai, cả Trân cũng không tưởng tượng được mình sẽ trở thành một người thiết kế kiêm nhà tạo mẫu, cũng như chọn nghệ thuật là một phần cuộc sống của mình.
Điều thứ hai, bên cạnh công việc tại đài, tôi có một vài công việc bên ngoài như đọc voice-off thời sự (thu giọng đọc thời sự phát lại trên sóng truyền hình), quảng cáo hay hiện dẫn các chương trình truyền hình... và những công việc này cũng được những anh chị trong nghề giới thiệu đến.
Thứ ba, làm truyền thông báo chí, quan hệ là vấn đề tiên quyết để chúng tôi có nguồn tin hay, những ý kiến từ chuyên gia hay ban ngành nhanh chóng chuyển đến bạn nghe đài trong xu thế cạnh tranh hiện nay.
Nói vậy, không có nghĩa là chỉ cần quan hệ là bạn thành công. Theo tôi, nếu bạn có khả năng, chuyên môn tốt khi có thêm các quan hệ xã hội thì đó là điểm cộng và lợi thế rất lớn cho bất cứ công việc gì. Còn trẻ hãy ra ngoài, gặp người giỏi để mình lắng nghe học hỏi và tìm kiếm cơ hội. Khi nào già hãy nghỉ ngơi trong nhà.
- Nếu thất nghiệp, anh có chịu làm những ngành nghề trái với chuyên môn?
Quan điểm của tôi là không cho phép mình thất nghiệp. Còn chưa đầy một học kỳ nữa sẽ tốt nghiệp, tôi đã chuẩn bị tìm kiếm cho mình những cơ hội việc làm chính thức. Điều đó giúp tôi có được việc làm ở một công ty nước ngoài sau một tuần tôi thi tốt nghiệp, lúc đó tôi chưa có bằng đại học trong tay.
Tôi nghĩ sự chuẩn bị là điều luôn cần. Nói vậy để hiểu, tôi sẽ chấp nhận làm trái chuyên môn để nuôi sống bản thân mình, để học thêm một điều mới mẻ và đó là thời gian mình củng cố, chuẩn bị để sẳn sàng “chiến đấu” tiếp với con đường mình mơ ước.
Để chia sẻ về việc nhiều sinh viên cảm thấy áp lực khi sắp tốt nghiệp, chúng tôi đã tìm đến giám đốc của một công ty tại TP.HCM để tìm những lời khuyên cho các bạn trẻ đang lo lắng trên đường tìm việc.
- Anh có lời khuyên nào dành cho các bạn trẻ sau khi tốt nghiệp ra trường?
|
Thứ hai, chấp nhận rằng bạn gần như là con số 0 khi bước vào đời. Và khi chấp nhận mình không giỏi, bạn sẽ biết mình luôn cần học hỏi và lắng nghe để phát triển bản thân.
Điều quan trọng nữa là không ngừng trao dồi về ngoại ngữ. Điều tuyệt nhiên cần thiết trong một xã hội hội nhập.
Tiếp đến, hãy luôn thân thiện và mở rộng các mối quan hệ xã hội xung quanh mình bằng sự chân thành và tính tích cực thông qua nhiều kênh khác nhau như bạn bè người thân, lớp học, câu lạc bộ, diễn dàn,...
Cuối cùng, hãy luôn bình tĩnh với tất cả mọi chuyện vì chuyện gì cũng có cách giải quyết cho nó. Bạn có tức tối, la lối cũng không làm được gì, ngoài việc bị đánh giá là một nhân viên thiếu chuyên nghiệp và bốc đồng.
Bạn là sinh viên chuẩn bị ra trường hay đã tốt nghiệp? Bạn đã có việc làm hay vẫn đang tìm việc? Bạn đang loay hoay với những khó khăn gì? Bạn có những 'độc chiêu' xin việc muốn chia sẻ?
Hãy kể câu chuyện và kinh nghiệm của bạn với chúng tôi. Xin email về địa chỉ: [email protected] với Tiêu đề: [GIỚI TRẺ] [KHÔNG THẤT NGHIỆP SAU TỐT NGHIỆP] Bài viết trong khoảng 500 - 800 chữ.
|
Bình luận (0)