ĐB Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) đồng tình với quy định về phạm vi, trình tự, thủ tục bảo vệ người tố cáo như trong dự thảo luật, song cho rằng nếu chỉ bảo vệ mỗi người tố cáo là chưa đủ.
“Tôi đề nghị mở rộng thêm đối tượng cần bảo vệ là vợ, chồng, con chưa thành niên của người tố cáo. Quy định như vậy vừa không để lọt người được bảo vệ và cũng không thêm quá nhiều, gây tốn kém cho ngân sách nhà nước”, ĐB Hòa nói.
|
tin liên quan
Tố cáo sao phải viết 'đơn'!Theo ông Nguyễn Mai Bộ, Uỷ viên Thường trực UB Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, việc tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật là xây dựng Nhà nước, chính quyền, nhưng bắt người tố cáo phải có đơn là không hợp lý.
Giải trình trước Quốc hội, Tổng thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái cho biết các ý kiến của ĐB về bảo vệ người tố cáo đều có cơ sở và có căn cứ, cơ quan chủ trì soạn thảo sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan của Quốc hội nghiên cứu để tiếp thu, chỉnh lý cho phù hợp. Ông Lê Minh Khái cũng khẳng định dự thảo luật sửa đổi đã quy định khái quát về trách nhiệm của cán bộ, kể cả đương chức và đã nghỉ hưu, nên không sợ để lọt tội.
Đối với đề nghị của nhiều ĐB về việc mở rộng hình thức tố cáo qua thư điện tử, fax, điện thoại, Tổng thanh tra Chính phủ cho biết đây là vấn đề rất phức tạp, cần phải được cân nhắc một cách kỹ lưỡng, thấu đáo và bảo đảm tính khả thi. Một mặt phải tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện quyền tố cáo, nhưng mặt khác phải hạn chế việc lợi dụng quyền tố cáo để gây rối, vi phạm pháp luật.
Bình luận (0)