Đề nghị giảm mức án còn 8 - 10 năm tù cho bị cáo Nguyễn Đức Chung

11/12/2021 19:27 GMT+7

Viện kiểm sát (VKS) và luật sư bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho Nguyễn Đức Chung' target='_blank' rel='noopener noreferrer'>Nguyễn Đức Chung' target='_blank' rel='noopener noreferrer'>Nguyễn Đức Chung' target='_blank' rel='noopener noreferrer'>Nguyễn Đức Chung đã nộp 10 tỉ đồng đảm bảo thi hành án">bà Nguyễn Thị Trúc Chi Hoa (vợ bị cáo Nguyễn Đức Chung, cựu Chủ tịch UBND TP.Hà Nội) đã tranh luận gay gắt về Công ty Arktic có phải là công ty của gia đình ông Chung hay không.

Các bị cáo tại phiên toà

trần cường

Phiên toà sơ thẩm xét xử cựu Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung và các đồng phạm trong vụ án Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội (Công ty Thoát nước Hà Nội) mua chế phẩm Redoxy-3C qua Công ty TNHH thương mại dịch vụ Arktic (Công ty Arktic) gây thiệt hại hơn 36 tỉ đồng cho nhà nước chiều 11.12 kéo dài đến tối muộn chưa dừng vì tranh luận gay gắt về thông tin cáo buộc Công ty Arktic có phải là công ty gia đình bị cáo Nguyễn Đức Chung.


Theo cáo buộc của VKS, cựu Chủ tịch UBND TP.Hà Nội đã dùng quyền lực để thâu tóm, đưa lợi ích về công ty gia đình là Công ty Arktic. “Tôi khẳng định là cơ quan công tố truy tố bị cáo Nguyễn Đức Chung là hoàn toàn có căn cứ, đúng pháp luật, không oan”, đại diện VKS nêu quan điểm.

Cáo trạng của VKS thể hiện, bà Nguyễn Thị Trúc Chi Hoa thành lập Công ty Arktic, đã góp đủ 5 tỉ đồng vốn điều lệ nhưng đứng tên Đào Xuân Tấn và Nguyễn Đức Hạnh là con trai của bà Hoa và bị cáo Chung.

Toàn bộ hồ sơ đăng ký thành lập, đăng ký thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Công ty Arktic đều do bà Hoa thực hiện, tự ký giả chữ ký của con trai.

Tháng 6.2016, bà Hoa làm giả hồ sơ chuyển nhượng vốn góp để thay đổi thành viên góp vốn từ ông Tấn sang bị cáo Nguyễn Trường Giang.

Tháng 7.2016, bà Hoa tiếp tục làm giả hồ sơ chuyển nhượng vốn để thay đổi thành viên góp vốn từ con trai sang bị cáo Giang. Kết quả điều tra xác định không có việc mua, bán, không có việc thanh toán tiền giữa các bên chuyển nhượng phần vốn góp. Cơ quan điều tra cũng xác định, gia đình bị cáo Nguyễn Đức Chung sở hữu 40% vốn điều lệ Công ty Arktic.

Công ty Arktic có phải của gia đình cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung?

Tranh luận trước toà, luật sư Giang Hồng Thanh bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bà Nguyễn Thị Trúc Chi Hoa nêu, VKS cho rằng, Công ty Arktic là công ty gia đình của bị cáo Nguyễn Đức Chung. Đồng thời, VKS cũng trích khoản 4 điều 37 luật Phòng chống tham nhũng dường như để nói rằng Công ty Arktic có phần vốn của bà Hoa, của ông Nguyễn Đức Hạnh (con trai ông Chung), nhưng không chỉ rõ là của những ai.

Bị cáo Nguyễn Đức Chung được VKS đề nghị giảm mức án xuống còn 8 - 10 năm tù vì gia đình nộp 10 tỉ đồng bảo đảm thi hành án

trần cường

Luật sư Thanh cũng dẫn chứng, gia đình bị cáo Chung có 4 người, gồm hai vợ chồng và 2 người con. Trong đó, 2 người con của ông Chung đã đi du học, bà Hoa cũng được Cơ quan Cảnh sát điều tra xác định không liên quan. “Vậy vấn đề còn lại duy nhất bị cáo Nguyễn Đức Chung. Nếu có căn cứ xác định rằng công ty của bị cáo Chung, phải khẳng định là công ty của bị cáo Chung chứ không phải là công ty gia đình bị cáo Chung”, luật sư Thanh nói.

Phân tích cho quan điểm Công ty Arktic không phải là công ty gia đình của bị cáo Nguyễn Đức Chung, luật sư Thanh trình bày, VKS quy kết bà Nguyễn Thị Bích Hằng sở hữu 40% phần vốn góp là đại diện cho gia đình bị cáo Chung, nhưng trong thời gian sở hữu phần vốn góp, bà Hằng không được nhận bất cứ phần lợi tức nào, cũng không tham gia vào việc điều hành, quản trị Công ty Arktic và điều này phù hợp với lời khai của bị cáo Nguyễn Trường Giang, cựu Tổng giám đốc Công ty Arktic.

Theo luật sư, bị cáo Giang khai bà Hằng đứng tên là thủ tục, ông Giang sở hữu 100% vốn Công ty Arktic, “điều đó lý giải rằng sao Hằng không được nhận phần lợi nhuận nào”. Ngoài ra, việc VKS quy kết, đại ý cho rằng không có tiền nhưng vẫn được sở hữu, luật sư Thanh cho rằng, như vậy là vô lý.

Luật sư Thanh cũng chỉ ra, khi thành lập Công ty Arktic, bà Hoa có nộp 5 tỉ đồng, 10 ngày sau rút toàn bộ. Sau đó, toàn bộ phần vốn góp sau này được bị cáo Giang nộp vào 5 tỉ đồng, từ đó không có chứng cứ nào chứng minh tiền đó của gia đình bị cáo Chung.

Về vấn đề Công ty Arktic bị cáo buộc hưởng lợi 36,1 tỉ đồng, luật sư Thanh cho rằng, gia đình bị cáo Chung không được chia bất cứ phần lợi nhuận nào. “Tôi khẳng định với những chứng cứ hiện có trong hồ sơ, ngoài lời khai của bị cáo Giang thì không có tài liệu nào chứng minh gia đình bị cáo Chung có phần vốn góp, nên cần loại bỏ quan điểm Công ty Arkic là công ty gia đình của bị cáo Chung”, luật sư Thanh nói.

Đối đáp lại, đại diện VKS nêu ý kiến bảo lưu quan điểm Công ty Arktic là công ty gia đình của bị cáo Nguyễn Đức Chung. Đồng thời, cho biết thêm, có thay đổi về đề xuất mức án do trong phiên toà hôm nay có phát sinh việc gia đình bị cáo Nguyễn Đức Chung đã nộp 10 tỉ đồng với ý thức khắc phục hậu quả vụ án. Do đó, với góc độ đánh giá lại toàn diện, đại diện VKS đề xuất lại mức án với bị cáo Nguyễn Đức Chung.

Cụ thể, sáng nay, VKS đề nghị mức 10 - 12 năm tù là trên khung nhưng căn cứ tình tiết gia đình bị cáo nộp 10 tỉ đồng bảo đảm thi hành án nên đề xuất áp dụng tuyên phạt bị cáo Chung từ 8 - 10 năm. Đối với các bị cáo khác, căn cứ các tình tiết giảm nhẹ được luật sư đưa ra vẫn đề nghị mức án 6 - 7 năm tù nhưng xem xét giảm nhẹ cho các bị cáo trong quá trình nghị án.

Cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung hầu tòa vụ án thứ hai
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.