Ở phiên tòa xét xử phúc thẩm "đại án" Phạm Công Danh, Viện kiểm sát đề nghị y án đối với bị cáo Phạm Công Danh là 30 năm tù, truy thu nhiều khoản tiền mới. Ngoài ra, Viện kiểm sát cũng đề nghị HĐXX cấp phúc thẩm xem xét trách nhiệm hình sự của ông Trần Quí Thanh (Chủ tịch tập đoàn Tân Hiệp Phát), bà Trần Ngọc Bích; đồng thời, truy thu thuế thu nhập cá nhân và hành vi trốn thuế của 2 cá nhân trên.
Ngày 10.1, TAND cấp cao tại TP.HCM tiếp tục phiên xử phúc thẩm vụ án “cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, “vi phạm các quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” liên quan đến bị cáo Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Xây dựng VN - VNCB, nguyên Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh - Tập đoàn Thiên Thanh) cùng 35 đồng phạm gây thiệt hại cho VNCB trên 9.000 tỉ đồng.
tin liên quan
Phúc thẩm 'đại án' Phạm Công Danh: Chờ triệu tập ông Trần Quí ThanhHĐXX tạm dừng phiên tòa phúc thẩm để triệu tập ông Trần Quí Thanh trực tiếp đến phiên tòa. Phiên tòa sẽ tiếp tục vào ngày 3.1.2017.
Trong buổi sáng 10.1, đại diện Viện KSND cấp cao tại TP.HCM giữ quyền công tố tại phiên tòa phúc thẩm, kiểm sát viên (KSV) cao cấp Nguyễn Văn Tùng, tranh luận toàn bộ nội dung kháng cáo của 25 bị cáo, 27 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
Theo đó, đại diện Viện KSND cấp cao tại TP.HCM (gọi tắt VKS - NV) đề nghị HĐXX cấp phúc thẩm bác kháng cáo kêu oan, xin giảm nhẹ hình phạt và xin được hưởng án treo của các bị cáo; bác kháng cáo của những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan; chấp nhận 1 phần kháng cáo của Phạm Công Danh trong việc thu hồi tài sản từ một số cá nhân để khắc phục hậu quả.
Cụ thể, VKS nêu Danh là người đề ra chủ trương và chỉ đạo các bị cáo khác thực hiện nhiều hành vi trái pháp luật trong thời gian dài, thủ đoạn tinh vi, gây thiệt hại lớn, hậu quả là đặc biệt nghiệm trọng nên cấp sơ thẩm quy kết Danh và đồng phạm 2 tội danh trên là có căn cứ, đúng pháp luật, không oan; tại phiên tòa phúc thẩm dù 1 số bị cáo cung cấp tình tiết giảm nhẹ mới nhưng xét thấy hậu quả gây ra là đặc biệt nghiêm trọng, cấp sơ thẩm đã xử phạt dưới khung hình phạt nên không thể giảm nhẹ hơn hoặc cho hưởng án treo theo đề nghị kháng cáo.
Từ đó, VKS đề nghị giữ nguyên mức án 30 năm tù đối với Phạm Công Danh, các bị cáo kháng cáo còn lại giữ mức án từ 3 – 22 năm tù.
Hợp đồng vay giữa Trần Ngọc Bích và VNCB là giả tạoVề những kháng cáo liên quan đến phần dân sự, VKS có những đề nghị khác biệt so với án sơ thẩm đã tuyên.
Đối với kháng cáo của Phạm Công Danh, yêu cầu thu hồi từ Trần Quí Thanh 500 tỉ đồng, Trần Ngọc Bích 118 tỉ đồng, Hứa Thị Phấn 135 tỉ đồng, VKS cho rằng kháng cáo này của Danh là có cơ sở. Bởi, toàn bộ số tiền trên Danh chuyển cho những người liên quan là vật chứng của vụ án, rút ra từ VNCB thông qua hành vi cố ý làm trái của Danh và đồng phạm nên cần thu hồi. Tuy nhiên, cấp sơ thẩm chia theo tỉ lệ, chỉ thu hồi từ Trần Quí Thanh hơn 262 tỉ đồng, Trần Ngọc Bích hơn 72 tỉ đồng, Hứa Thị Phấn khoảng 97 tỉ đồng là không đúng. Qua đó, VKS đề nghị HĐXX cấp phúc thẩm thu hồi toàn bộ số tiền Danh đã chuyển sai mục đích sử dụng.
Về 5.190 tỉ đồng được rút ra từ VNCB do hành vi cố ý làm trái của Danh, sau đó Danh chuyển đến tài khoản của Trần Quí Thanh để ông Thanh tất toán 5.190 tỉ đồng tiền gốc và 81 tỉ đồng tiền lãi cho nhóm bà Bích đã vay tại VNCB, theo VKS, các giao dịch vay số tiền này là giả cách nhằm rút tiền của VNCB, cho nên giao dịch này phải vô hiệu, khôi phục lại tình trạng ban đầu của nó. Do đó, cấp sơ thẩm tuyên thu hồi lại 5.190 tỉ đồng từ Trần Quí Thanh là phù hợp; giao 124 sổ tiết kiệm của nhóm Trần Ngọc Bích trị giá 5.881 tỉ đồng để VNCB giải quyết số nợ 5.190 tỉ đồng nhóm bà Bích chưa tất toán là hợp lý.
Tuy nhiên, theo VKS, 81 tỉ đồng tiền lãi liên quan đến khoản vay 5.190 tỉ đồng Danh chuyển cho Trần Quí Thanh cũng là vật chứng của vụ án nhưng cấp sơ thẩm không tuyên thu hồi là thiếu sót nên đề nghị HĐXX cấp phúc thẩm tuyên thu hồi trở lại cho Danh và Tập đoàn Thiên Thanh. Sau đó, số tiền này cũng cần thu hồi trở lại giao cho VNCB để đảm bảo khắc phục cho vụ án.
|
Về kháng cáo của Trần Hoài Phục, Ngô Bích Thùy Trang, Nguyễn Thị Mỹ Dung đề nghị VNCB hoàn trả 6 sổ tiết kiệm tương đương 300 tỉ đồng; không đồng ý dùng sổ tiết kiệm của họ để tất toán cho các khoản vay 5.190 tỉ đồng của nhóm bà Bích, VKS nhận thấy, dựa vào lời khai của Phục, Trang, Dung và Trần Quí Thanh trong hồ sơ, có cơ sở xác định số tiền gửi tiết kiệm của 3 người này do Trần Quí Thanh đưa gửi ngân hàng, do đó án sơ thẩm tuyên kê biên 6 sổ tiết kiệm, giao VNCB để giải quyết, tất toán 5.190 tỉ đồng là có căn cứ.
Ngoài ra, VKS cũng đề nghị cấp phúc thẩm bác các kháng cáo về thu hồi tài sản của bà Hứa Thị Phấn; đề nghị trả lại tài sản của vợ bị cáo Danh là Quách Kim Chi; bác kháng cáo đề nghị hủy các quyết định khởi tố vụ án “cố ý làm trái” đối với HĐQT, thành viên trong Hội đồng tín dụng của Ngân hàng Đại Tín và các quyết định khởi tố vụ án “cố ý làm trái”, “vi phạm quy định cho vay” đối với bà Hứa Thị Phấn.
Xem xét trách nhiệm hình sự của Trần Quí Thanh
Trong sáng 10.1, VKS đề nghị HĐXX kiến nghị Cơ quan CSĐT Bộ Công an, Viện KSND tối cao xem xét trách nhiệm hình sự Trần Quí Thanh, Trần Ngọc Bích và 2 cán bộ ngân hàng với vai trò giúp sức cho Phạm Công Danh cố ý làm trái gây thiệt hại cho VNCB 5.190 tỉ đồng thông qua hình thức vay, cầm cố sổ tiết kiệm giả tạo.
Đề nghị HĐXX kiến nghị Cơ quan CSĐT Bộ Công an, Viện KSND tối cao trong quá trình điều tra giai đoạn 2 của vụ án, các vụ án đã được cấp sơ thẩm khởi tố, tiếp tục làm rõ hàng ngàn tỉ đồng các khoản lãi Bích đã nhận để truy thu và xem xét xử lý hành vi trốn thuế, nếu có; làm rõ hơn 16.000 tỉ đồng Trần Quí Thanh, Trần Ngọc Bích nhận cho Phạm Công Danh vay để truy thu thuế thu nhập cá nhân và xem xét hành vi trốn thuế theo quy định pháp luật.
VKS cũng đề nghị HĐXX kiến nghị Bộ Công an áp dụng biện pháp cấm xuất cảnh đối với các đối tượng liên quan trong vụ án mà HĐXX sơ thẩm đã khởi tố vụ án và các đối tượng mà Viện KSND cấp cao tại TP.HCM đề nghị xem xét trách nhiệm hình sự. |
tin liên quan
Xử phúc thẩm đại án Phạm Công Danh: Hội ý nhiều lần, quyết định không hoãnMột số người liên quan vắng mặt, cùng với các ý kiến của luật sư, đại diện Viện KSND cấp cao tại TP.HCM đề nghị HĐXX hội ý theo thủ tục tố tụng. Chủ tọa phiên tòa sau đó quyết định tiếp tục xét xử.
Bình luận (0)