Dự án dự kiến được thực hiện trong 60 tháng (từ năm 2018 - 2022) với tổng kinh phí 10 tỉ đồng từ nguồn xã hội hóa.
Dự án nhằm thực hiện các mục tiêu nâng cao nhận thức về trẻ em tự kỷ, đồng thời tuyên truyền vận động cộng đồng cùng tham gia vào các hoạt động can thiệp, hỗ trợ trẻ em tự kỷ, từ đó tạo cơ sở đề xuất chính sách cho trẻ em tự kỷ ở VN.
Hiện VN chưa có con số nghiên cứu chính thức về số lượng trẻ mắc chứng tự kỷ, nhưng theo bà Nguyễn Thị Hà, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, thống kê sơ bộ của Bộ LĐ-TB-XH, cả nước có khoảng 200.000 người mắc chứng tự kỷ và thực tế số lượng trẻ được chẩn đoán và điều trị ngày càng tăng từ năm 2000 đến nay.
Bình luận (0)